3.3.1. Kết quả khắc phục
-Tốc độ cả quá trình làm việc được cải thiện đáng kể.
- Độ ổn định của Robot tăng lên, khả năng thăng bằng được đảm bảo.
- Phần mạch điện và chương trình hoạt động tốt, không còn xảy ra lỗi, đạt được độ tin cậy cao.
3.3.2 Hướng phát triển
- Có thể thay đổi cấu tạo cánh tay để sắp xếp được nhiều khối cấu kiện lên
trước để tiết kiệm thời gian lấy quà, nâng cao hiệu quả công việc.
- Thay đổi động cơ một số bộ phận cho hợp lí hơn về tốc độ và momen lực.
- Chọn thay thế vật liệu nhằm giảm khối lượng và tạo thẩm mỹ cho Robot. - Nên tham khảo học tập một số cơ cấu chi tiết trên Robot những năm trước
áp dụng cho hợp lí.
- Vì nội dung luật chơi đòi hỏi tốc độ và sự chính xác nên quá trình thiết kế cơ khí cần được coi trọng. Cơ khí có chính xác, hợp lí thì lập trình mới dễ dàng và
phát huy được hiệu quả. Hầu như những đội có thiết kế cơ khí tốt đều đã đạt được những kết quả tốt.
CHƯƠNG IV
4.1. KẾT LUẬN
Robocon là nơi để các bạn sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo và bản lĩnh thi đấu, đồng thời là nơi sinh viên có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Việc ngày càng có nhiều trường, nhiều đội tham gia Robocon cho thấy giới
trẻ hiện nay rất quan tâm đến việc nghiên cứu và sáng tạo, mở ra cái nhìn triển vọng
về nền công nghệ của nước nhà.
Điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh trong thi đấu là rất cao. Vì thế, để đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi đội tuyển Robocon cần có những hướng đi phù hợp trong việc thiết kế xây dựng và hoàn chỉnh Robot, cần có chiến lược thi đấu hợp lý nhằm tận dụng những thế mạnh đã có và khắc phục những điểm
yếu để đạt được kết quả cao, đặc biệt là cần có tinh thần đồng đội và khả năng làm việc theo nhóm.
Nhận thấy được điều đó nên đội Robocon năm 2010 đã chọn cho mình những hướng đi riêng và đã đạt được những kết quả nhất định.
Sau quá trình làm việc, chế tạo sản phẩm thực tế, chúng em đã tổng hợp và
rút ra được một số vấn đề chính về quá trình hoàn thành, nội dung nghiên cứu và những biện pháp khắc phục, sửa chữa. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đội Robocon năm sau.
4.2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ4.2.1. Về phía nhà trường 4.2.1. Về phía nhà trường
- Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn để các sinh viên phát huy khả năng nghiên cứu sáng tạo Robot của mình.
- Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí làm Robot sớm hơn nữa để sinh viên có thời gian chuẩn bị cho cuộc thi được dài hơn.
- Nhà trường cần tổ chức ra những cuộc thi mang tính cọ sát để sinh viên làm quen với tinh thần thi đấu, khả năng giải quyết vấn đề và học hỏi lẫn nhau.
4.2.2. Về phía Sinh viên
- Cần chủ động nghiên cứu cơ cấu Robot của những năm trước để áp dụng
vào cuộc thi năm sau .
- Chủ động dịch đề ngay khi có đề mới của ban tổ chức. - Tập trung làm sân thi đấu trước khi bắt tay vàolàm Robot.
- Cập nhật đề thi một cách thường xuyên vì đề thi có nhiều thay đổi.
- Có thái độ nghiêm túc trong công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO
1. Programming Embedded System , Micchael J Pont.
2. Programming And Customizing the AVR Microcontroller, Dhananjay V .Gadre.
3. C Programming For Microcontroller, Joe Pardue.
4. Kỹ thuật vi điều khiển với AVR, Ngô Diên Tập – NXB KHKT. 5. Vi Điều Khiển Với Lập Trình C, Ngô Diên Tập – NXB KHKT.. 6. Kỹ thuật điện tử, Đỗ Xuân Thụ - NXB Giáo Dục.
7. Hướng dẫn chế tạo máy, Phạm Hùng Thắng – Trường ĐH Nha Trang.
8. Nguyên lý máy, Nguyễn Ngọc Nhuần – Trường ĐH Nha Trang.
9. Lý thuyết điều khiển tự động, Vũ Thăng Long – ĐH Nha Trang. 10.Thiết kế Board giao tiếp, Trần Văn Hùng–Trường ĐHNha Trang.
WEBSITE THAM KHẢO
1. www.atmel.com 2. www.alldatasheet.com 3. www.dientuvietnam.net 4. www.diendandientu.com 5. www.vagam.dieukhien.net 6. www.cdtvn.net 7. www.codientu.info 8. www.hocavr.com