II. MA TRẬN NHẬN THỨC
2. Cấu trúc đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo chương trình nâng cao
theo chương trình nâng cao
Câu 1. Là một bài toán có nội dung về:
•Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
• Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số. Cực trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng); ...
Câu 2. Là một bài toán có nội dung về:
•Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
• Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Câu 3. Là một bài toán có nội dung về:
•Tìm giới hạn.
•Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
• Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Câu 4. Là một bài toán có nội dung về:
Hình học không gian (tổng hợp):Quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 5. Một bài toán tổng hợp.
Câu 6b. Là một bài toán có nội dung về phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian:
• Xác định toạ độ của điểm, vectơ.
• Đường tròn, ba đường cônic, mặt cầu.
• Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
• Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 7b. Là một bài toán có nội dung về:
• Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng = + + + 2
ax bx c y
px q và một số yếu tố liên quan.
• Sự tiếp xúc của hai đường cong.
• Hệ phương trình mũ và lôgarit.
•Tổ hợp, xác suất, thống kê.
• Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.
III. CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (Theo công văn số
8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT)
Biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh tại thời điểm thực hiện chương trình, sau khi học xong một chủ đề, một mạch kiến thức, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: - Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và những khả năng cao hơn.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Yêu cầu:
- Kiến thức, kĩ năng được chọn để đánh giá là KTKN có vai trò quan trọng trong chương trình môn học: KTKN có thời lượng tiếp cận nhiều trong chương trình học nhiều và là cơ sở để nhận thức được các KTKN khác.
- Mỗi một chủ đề, mạch KTKN nên có những đại diện được chọn để đánh giá.
- Tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi hàng, mỗi chủ đề, mạch KTKN suy từ ma trận nhận thức (cột ngoài cùng bên phải của ma trận đề)
- Tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi cột, mỗi mức độ nhận thức theo mục đích kiểm tra. Đảm bảo tỉ lệ 50% cho KTKN ở mức nhận thức thông hiểu và vận dụng (hàng cuối cùng của ma trận đề)
- Phân phối số điểm và số câu hỏi, bài tập cho mỗi ô suy từ cột ngoài cùng bên phải của ma trận đề và hàng cuối cùng của ma trận đề; yêu cầu
mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau, tỉ lệ % tổng số điểm giữa nhóm câu hỏi bài tập TL với nhóm câu hỏi TNKQ trong đề hỗn hợp cần hợp lý.
Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi hoặc chọn từ thư viện câu hỏi, bài tập theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được và điểm bình tương ứng để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình và tự học.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Xem xét lại từng câu hỏi, bài tập:
- Có phù hợp, có đủ các mục tiêu kiến thức, kĩ năng cốt lõi (cơ bản, trọng tâm) đại diện cho từng chủ đề hay mạch kiến thức kĩ năng trong khối chọn không?
- Có phù hợp với mức độ nhận thức cần đánh giá không? - Có số điểm thích hợp không?
- Thời gian dự kiến có phù hợp không?
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm:
- Đối chiếu 1-1 giữa câu hỏi, bài tập với đáp án và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án.
- Xét nội dung: sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác của hướng dẫn chấm.
- Xét trình bày: cụ thể, chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu, tương ứng bước giải đúng có lí.