KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ (Trang 41 - 44)

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ trứoc tiên là sự kế thừa và phát huy các chính sách về ruộng đất của các triều đại trước, trên nền tảng đó nhà Lê sơ đã phát huy nhừng mặt tích cực, cố gắng sửa đổi mặt tiêu cực và đặt ra nhiều chính sách mới trước hết nhằm củng cố bộ máy chính quyền quan lieu, sau đó là phát triển đất nước. Bao trùm lên toàn bộ tiến trình phát triển đó, đó là chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữ vị trí thống trị. Đương thời nó là cơ sở kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái gốc tạo nên sức mạnh và sự bền vững chính trị của nhà nước. Chính trên cơ sở thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất nhà nước trung ương đã ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã tiến them một bước, gia tăng hiệu lực thực tế của chế độ sở hữu nhà nước, trực tiếp can thiệp vào vào cách chia, hướng ruộng đất công làng xã nhằm đạt tới một sự chi phối thực tế bộ phận ruộng đât thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, dù đạt đến mức đó, nhà nước vẫn phải chấp nhận sự hưởng thụ trọn vẹn của dân làng đối với ruộng đất công của làng.

Cùng với chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, sự tồn tại dai dẳng và bền vững của những tàn dư công xã nông thôn đã tạo nên tính châu Á của phương thức sản xuất ở Việt Nam các thế kỷ XI – XV. Vì vậy việc duy trì chế độ chiếm hữu làng xã về ruộng đất công ở các thế kỷ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới ảnh hưởng của xu thế tư hữu hoá, phong kiến hoá ngày càng mạnh, chế độ sở hữu nhà nước mới tiến công mạnh mẽ vào chế độ chiếm hữu làng xã, đẩy làng xã xuống địa vị người quản lý ruộng đất công của nhà nước. Làng xã mất quyền đo đạc, khai báo, mất cả quyền phân phối theo tục lệ.

Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là một đặc trưng nổi bật của thế kỷ XV nói riêng và của toàn bộ thế kỷ XI- XV nói chung. Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu nhỏ của nông dân trongh suốt thời kỳ là một đặc điểm rất đáng chú ý của chế độ ruộng đất với quan hệ địa chủ tá điền và chế độ bóc lột địa tô là hình thứch sở hữu tương đối tiến bộ của chế độ phong kiến làm thành đặc trưng của chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam.

Trong thế kỷ XV, do nhiều nguyên nhân, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của nhà chùa hầu như hoàn toàn phá sản. Rải rác đây đó còn một vài chùa lớn với vài trăm hay vài chục mẫu ruộng.

Khai hoang mở rộng diện tích canh tác, lập làng là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục không chỉ trong thời nhà Lê sơ mà trước đó đã có và nó còn tồn tại phát triển trong các giai đoạn về sau nữa. Có thể nói rằng, trong những điều kiện phát triển thấp kém và chậm chạp cuả lực lượng sản xuất, khai hoang mở rộng diện tích là một biện pháp tích cực, có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn xã hội quan trọng.

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ còn giữ một vị trí then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy có thấy bức tranh ruộng đất ở thế kỷ XV phát triển theo chiều hướng khá phức tạp ( sự phức tạp này được bắt đầu từ ngay những năm đầu thế ký XI ). Chế độ ruộng đất không phát triển nhanh theo một hướng nhất định, mà dưới sự chi phối của các thế lực phong kiến, quá trình phong kiến hoá và chế độ sở hữu làng xã đã làm phức tạp hoá tình các vấn đề ruộng đất. Cho đến cuối thế kỷ XV phương thức sản xuất phong kiến đã được xác lập về cơ bản. Bằng chính sách quân điền và lộc điền nhà nước đã thực hiện quyến sở hữu ruộng đất công trong cả nước một cách chặt chẽ làm cho nhà vua trở thành người đứng đầu của đẳng cấp phong kiến, chiếm hữu lớn về ruộng đất, làng xã phần nào bị mất đi quyền lực về ruông đất của mình, thay vào đó là sự

lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước. Nhà nước biến những nông dân cày ruộng công thành tá điền thực sự, chế độ thuế ruộng công trở thành một hình thưc tô - thuế hợp nhất của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng các cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ sụp đổ). Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các công thần và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh mẽ, song song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội, gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng phân hoá xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền thống trị, thiết lập một xã hội mới.

Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước ttheo chiều hướng tích cực của các vị vua thời Lê sơ.

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ (Trang 41 - 44)