b) Sau khi đẻ: đơn vị (kg).
4.2. Khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ nái trên năm 1 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
4.2.1. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Kết quả được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2.1
Bảng 4.2: Khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ của nái/ năm theo nhóm giống nái
Chỉ
tiêu KCLĐ (ngày) Số lứa đẻ nái /năm (lứa)
X ± SD X ± SD
LY 152.09 ± 7.70 2.40 ± 0.12
YL 151.64 ± 7.79 2.41 ± 0.12
PD 146.44 ± 5.3 2.49 ± 0.08
Quần thể 151.34 ± 7.69 2.41 ± 0.12
Qua kết quả khảo sát cho ta thấy trung bình khoảng cách giữa hai lứa đẻ của quần thể là 151,34 ± 7.69 ngày. Trong đó nhóm giống có khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn nhất là PD (146.44 ± 5.3 ngày) và dài nhất là LY (152.09 ± 7.70ngày).
Kết quả khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm giống nái được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
LY (152,09 ± 7.70 ngày) > LY (151,64 ± 7.79 ngày) > PD (146.44 ± 5.3 ngày)
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn heo nái tôi khảo sát là 151,34 ± 7.69 ngày ngắn hơn Đoàn Thị Kim Liên (2002), với kết quả khảo sát là 152 ngày và Trần Phương Thanh (2002), với kết quả khảo sát là 155,24 ngày nhưng lại dài hơn Trần Thị Hồng Gấm (2005), với chỉ tiêu khảo sát là 150,16 ngày.
Theo khảo sát của Trần Ngọc Trinh (2004) thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 161,94 ngày và Lê Thị Duy Phước (2004) là 165,64 ngày thì kết quả khảo sát của tôi ngắn hơn.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian nái nuôi con đến cai sữa, số ngày lên giống trở lại sau khi cai sữa heo con, sự phối giống đậu thai tốt, thai phát triển và sinh đẻ bình thường của nái. Những trại có phương thức chăn nuôi tiến bộ đáp ứng được được các yếu tố trên sẻ rút ngắn được thời gian này và nâng cao hiệu quả kinh tế của trại.
Khoảng cách này càng ngắn thì hiệu quả khai thác nái càng cao, rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng những biện pháp heo cai sữa sớm, phối giống và chăm sóc nuôi dưỡng trong quá trình mang thai tốt (Võ Văn Ninh, 2003).
Biểu đồ 4.2.1. Khoảng cách hai lứa đẻ của nái