Vận dụng nguyên tắc phát triển vào việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 38)

cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay

Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật. Theo đó, phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng cùng chức năng của nó hoàn

thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển; phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn; phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật vận động và phát triển, bởi vậy phải ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật hiện tượng, phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích làm để làm rõ những biến đổi của sự vật, hiện tượng, khái quát những hình thức biểu hiện của sự biến đổi đó để tìm ra khuynh hướng biến đổi của chính nó. Để xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển; để phát hiện ra các quy luật quy định sự chuyển hóa về chất của nó; để xem xét sự vật, hiện tượng trong giai đoạn phát triển này sang giai đoạn phát triển khác, cần phải chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển là mâu thuẫn. Điều quan trọng là phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập; phát hiện những khuynh hướng mâu thuẫn bên trong, vốn có và sự đấu tranh giữa những khuynh hướng ấy. “Điều kiện của một sự nhận thức về tất cả các quá trình của thế giới trong “sự tự vận động” của chúng, trong sự phát triển tự phát của chúng, trong đời sống sinh động của chúng là nhận thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập”.

Cách xem xét sự vật, hiện tượng trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập; phát hiện những khuynh hướng mâu thuẫn bên trong, vốn có và sự đấu tranh giữa những khuynh hướng ấy có vai trò quan trọng không những trong nhận thức sự vật, hiện tượng với tính cách là đối tượng nhận thức đang vận động, phát triển, mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải thích toàn bộ sự đa dạng của các thuộc tính khác và đối lập nhau vốn có trong các trạng thái khác nhau về

chất của chúng có vai trò quan trọng để chỉ ra những chuyển hóa từ trạng thái về chất này sang trạng thái về chất khác và sang mặt đối lập với nó.

Nguyên tắc phát triển yêu cầu phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện dến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau; bởi vậy, phải có sự phân tích cụ thể để tìm ra những phương thức tác động phù hợp hoặc để thúc đẩy, hoặc để hạn chế sự phát triển đó.

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ…Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ. Trong quá trình đó nhiều khi cái mới hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển quanh co phức tạp. Nhận thức được như vậy sẽ vững tin ở cái mới, tìm mọi cách vượt qua cản trở trên con đường phát triển, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ. Trong quá trình thay thế cái cũ phải biết kế thừa dưới dạng lọc bỏ và cải tạo những yếu tố đã đạt được, phát triển sáng tạo chúng trong cái mới.

Vận dụng nguyên tắc phát triển vào việc giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết với chúng ta. Đặc biệt đối với sinh viên Sư phạm thì việc đó càng có ý nghĩa hơn. Với nguyên tắc phát triển chúng ta có thể xây được nhiều kỹ năng trong cuộc sống như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xác định mục tiêu,….

Thứ nhất, kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving):

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, trong cuộc sống hằng ngày, khi gặp một vấn đề hoặc tình hình khó khăn nào đó xảy ra ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Do vậy chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. Khi giải quyết vấn đề đúng đắn chúng ta có thể mang lại thành công cho cá

nhân, niềm vui cho nhưng người thân. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng có những quyết định và giải quyết vấn đề không phù hợp.

Theo nguyên tắc phát triển, để giải quyết tốt những vấn đề trong cuộc sống chúng ta nên thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Thứ nhất, tiếp nhận vấn đề:

Cuộc sống của chúng ta bên cạnh những thành công còn có cả những chuỗi khó khăn, những nan đề, thách thức rất lớn. Những vấn đề đó tự chúng xuất hiện và tồn tại một cách khách quan dù con người có muốn hay không thì những vấn đề đó vẫn cứ xảy ra và diễn ra theo quy luật của nó. Với cách nhìn biện chứng chúng ta nên tiếp nhận vấn đề đó để rồi tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề đó cho hiệu quả.

Thứ hai, nhìn nhận và phân tích vấn đề:

Mọi vấn đề xuất hiện trong cuộc sống đều có những nguyên nhân của nó, do những mâu thuẫn nội tại mà nên. Nếu chúng ta chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dẫn đến cách giải quyết sai lệch hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất tật mang”. Chúng ta nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề giải quyết.

Ở đây ta cần xác định được những thông tin của công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau:

- Tính chất của vấn đề ( ít nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng) - Khả năng để thực hiện vấn đề của bản thân.

- Bản chất của vấn đề là gì? - Đòi hỏi của vấn đề?

- Mức độ khó dễ của vấn đề?

- Vấn đề có thuộc sự giải quyết của mình không? Thứ ba, đề ra mục tiêu

Đặt ra mục tiêu sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây là tôi đang cố gắng đạt được điều gì?

Thứ tư, đánh giá giải pháp:

Sau khi đã tìm hiểu được nguồn gốc của vấn đề, tìm ra những mâu thuẫn chúng ta sẽ đưa ra được nhiều giải pháp để lựa chọn. Câu hỏi ở đây sẽ là: Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các giải pháp mà tôi có thể lựa chọn là gì?

Thứ năm, lựa chọn và xác định giải pháp:

Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: Có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả. Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu các câu hỏi: Các giải pháp sẽ thực hiện như thế nào, giải pháp tốt hơn, giải pháp tốt nhất,…

Thứ sáu, thực hiện:

Khi chúng ta biết rằng mình hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó thì hãy bắt tay vào hành động, thực hiện một cách nhanh chóng tránh tư tưởng trì trệ, bảo thủ,…

Và cuối cùng sau khi đã đưa vào thực tiễn một giải pháp chúng ta cần đánh giá kết quả kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp chúng ta giảm được rất nhiều “calori chất xám” và ngược lại ở những vấn đề lần sau.

Giải quyết vấn đề theo các bước trên có thể hơi rườm rà nhưng theo nguyên tắc phát triển, vạn sự khởi đầu nan, lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện. Khi giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống có thể cũng có những lúc bạn giải quyết vấn đề không đúng đắn, không mang lại thành công. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt vấn đề luôn trong trạng thái vận động và quá trình giải quyết vấn đề không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy trôn

ốc, mọi quyết định và giải quyết vấn đề chưa đúng chỉ là sự thất bại tạm thời mà thôi. Thực hiện tuần tự theo các bước trên được xây dựng trên một nguyên tắc theo phép biện chứng duy vật gọi là nguyên tắc phát triển, trong cuộc sống chúng ta tạm gọi là KOALA:

K: Thông tin (knowledge) O: Mục tiêu (objectives) A: Phương án (alternatives)

L: Đánh giá và lựa chọn (look ahead) A: Hành động (action).

Thứ hai là kỹ năng thuyết trình (oral communication skills):

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu và đặc biệt quan trọng với chúng ta. Khi chúng ta đang thuyết trình trước học sinh, hay trước một đám đông nào đó sức mạnh lời nói của chúng ta là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Kỹ năng này với sinh viên - đặc biệt là sinh viên Sư phạm thì càng phải lưu ý và bất cứ ai thường xuyên tiếp xúc với đám đông.

Kỹ năng thuyết trình không phải khi sinh ra ai cũng có thể nói tốt. Thuyết trình có thể là sự ám ảnh và ác mộng của không ít người.Bởi vì có những bạn sinh viên đứng trước nhiều người và nói về một chủ đề không ít bạn lo sợ mình sẽ ấp úng, lúng túng, lo sợ mình nói không được chôi chảy, lo sợ sẽ trở nên lố bịch,…và chính sự lo lắng đó là nguyên nhân để nhiều người trong chúng ta thất bại rất lớn. Đối với sinh viên Sư phạm điều đó rất phổ biến và trên thực tế có những bạn bước vào kì thực tập Sư phạm không có một chút kỹ năng nào về khả năng diễn đạt, phong cách thể hiện, cử chỉ, nên đã rất lo sợ, nhưng nếu các bạn là muốn cầu tiến, muốn thành đạt, việc truyền tải ngôn ngữ trước nhiều người là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của mình. Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, thầy cô tổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình căn học. Tất cả đều có một điểm chung, chưa hướng dẫn cho học sinh, sinh viên những cách, những phương pháp cụ thể để truyền tải được

điều mình nói vào đầu người nghe, nếu có thì chỉ đến tai người nghe mà thôi. Hầu hết học sinh sinh viên ở các trường học khi thuyết trình đều thuộc lòng và đọc như trả bài trước lớp. Tất cả đều chưa có được khả năng nói chuyện, trình bày chính kiến của mình để mọi người có thể nghe, đánh giá và suy nghĩ. Để thuyết trình hiệu quả chúng ta cần biết, thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: Hiểu, tạo dựng quan hệ, và thực hiện. Xây dựng một bài thuyết trình nên thực hiện tuần tự theo các bước từ thấp đến cao, từ đơn giản cho đến phức tạp và cụ thể theo ba bước sau:

Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình. Ví dụ cái mà bạn muốn truyền tải là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì?, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.

Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn đang thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe,…

Thứ ba, lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng về cấu trúc, nhìn chung một bài thuyết trình được chia làm ba phần: Mục đích, nội dung, kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và dễ nhớ.

Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Không làm mất thời gian người nghe

- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây - Cấu trúc tốt của một bài thuyết trình

- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn

- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn. - Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe.

Đó chỉ là một trong những bí kíp rất nhỏ để các bạn có được kỹ năng thuyết trình thành công và xa hơn là một phong cách thuyết trình riêng, cuốn hút

và hiệu quả. Vận dụng nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật theo tuần tự các bước, tìm và giải quyết những vấn đề gặp phải.Vì vậy bạn không cần là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực này nhưng hãy trình bày thuyết phục và tự tin vì người ta muốn nghe thông điệp hay nhất chứ không phải người nghe giỏi nhất.

Thứ ba là kỹ năng xác định mục tiêu

Con người khác các loài động vật khác là: họ sống có ý thức và có mục đích. Nói cách khác, con người biết mình sống để làm gì và dự kiến được cuộc đời mình sẽ đi đến đâu. Vì vậy, trong từng giai đoạn của cuộc đời con người bình thường đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.

Người sống có mục tiêu mới là người biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa. Còn ai sống không có mục tiêu, sống theo kiểu nước chảy bèo trôi, được chăng hay chớ…Thì cuộc đời không có đích, trở nên vô vị, có thể bị lệch lạc.

Người biết đặt cho mình những mục tiêu phù hợp với khả năng và điều kiện của mình và quyết tâm thực hiện chúng thì sẽ phát huy được hết những điểm mạnh của bản thân và người đó sẽ dẫn bước lên những nấc thang thành công trong cuộc sống.

Vậy mục tiêu là gì, Sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng có thể hiểu đơn giản: Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn để thực hiện

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w