An Lạc 16 4 Chưa có số liệu báo cáo
An Lạc A 11 2 4.701/4.701 100% Tân Tạo 13 1 5.139/5.139 100% Tân Tạo A 7 5 2.868/3.133 91,54% Bình Trị Đông 28 3 13.560/14.101 96.16% Bình Trị Đông A 18 - 6.253/6.822 91,65% Bình Trị Đông B 14 3 4.762/4.762 100% Bình Hưng Hòa 20 3 9.324/10.168 91,69% Bình Hưng Hòa A 31 - 18.125/21.068 86,03% Bình hưng Hòa B 19 1 4.997/5.002 99,9% Tổng số 177 22 76.549/81.844 93,53%
Tỷ lệ gom rác sinh hoạt tại các hộ dân đạt tỷ lệ trung bình 93,53%, còn lại các phường chưa đạt tỷ lệ thu gom 100%, vì một số lý do sau:
Phường Bình Hưng Hòa B: 5 hộ dân cố tình không đăng kí thu gom rác, phường đã tiến hành tuyên truyền vận động nhưng chưa đạt hiểu quả
Đối với các phường chưa đạt tỉ lệ thu gom 100%, Ủy ban nhân dân Phường đã vận động các hộ dân đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ đạo các khu phố tuyên truyền, vận động thông qua các cuộc hộp tổ dân số nhưng chưa đạt hiệu quả và chưa có hình thức xử lý mạnh đối với các đối tượng không ký hợp đồng thu gom rác
4.5.2. Công tác thống kê các chủ nguồn thải nhóm ngoài hộ gia đình
Năm 2010, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy ban nhân dân 10 phường và các tổ rác dân lập tiến hành thẩm định khối lượng rác phát sinh, kết quả: số lượng chủ nguồn thải được thẩm định 2.579, cụ thể:
+ Nhóm 1: 1.168 chủ nguồn thải. + Nhóm 2: 622 chủ nguồn thải. + Nhóm 3: 789 chủ nguồn thải.
Đến nay, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân 10 phường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp số lượng chủ thải nhóm ngoài hộ gia đình như sau:
Bảng 4.4: Tổng hợp số lượng chủ thải nhóm ngoài hộ gia đình
STT Phường Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Ghi chú
1 An Lạc - - - Chưa báo cáo
2 An Lạc A 66 0 9 75 3 Tân Tạo 293 59 35 333 4 Tân Tạo A 109 183 218 510 5 Bình Trị Đông 233 52 57 342 6 Bình Trị Đông A 110 129 145 384 7 Bình Trị Đông B 649 92 91 832 8 Bình Hưng Hòa 66 8 9 83 9 Bình Hưng Hòa A 23 13 17 53 10 Bình Hưng Hòa B 25 5 5 35 Tổng số 1.574 541 586 2.701
4.5.3. Công tác thu gom và vận chuyển rác đến điểm hẹn của các tổ rác
Theo quy trình được Tài nguyên và Môi trường duyệt, trên địa bàn Quận Bình Tân có 16 điểm hẹn tiếp nhận rác. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chỉ có hoàn thành cơ sở hạ tầng được 13 điểm (3 điểm còn lại tại phường An Lạc, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa do không đảm bảo an toàn giao thông, người dân tại khu vực không đồng thuận để xây dựng).
Qua công tác tiếp nhận, vận chuyển rác tại các điểm hẹn từ trước đến nay chỉ có 7 điểm hẹn thuộc phường An lạc, Tân Tạo, Bình trị Đông, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B hoạt động tương đối ổn định với khối lượng rác tiếp nhận trung bình mỗi điễm như sau:
+ Điểm hẹn phường An Lạc; 10 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 2km. + Điểm hẹn phường An Lạc A: 10 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 2km.
+ Điểm hẹn Đất Mới, phường Bình Trị Đông: 10 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 4km + Điểm hẹn Lê Văn Quới, phường Bình Trị Đông: 6 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 1km.
+ Điểm hẹn Bình Hưng Hòa A: 70 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 2km. + Điểm hẹn phường Tân Tạo: 20 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 2km.
+ Điểm hẹn phường Bình Hưng Hòa B: 15 tấn/ ngày; bán kính phục vụ: 10km
Riêng điểm hẹn phường Tân Tạo A ( bán kính phục vụ 2km) tiếp nhận rác rất ít (khoảng 5 tấn/ ngày), 5 điểm hẹn còn lại không hoạt động do tổ rác dân lập không tập kết rác, người dân phản ánh điểm hẹn phường Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B(2 điểm). do điểm hẹn tập kết rác tại các phường Bình Trị Đông, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa không hoạt động dẫn đến các tổ rác dân lập thu gom rác không đúng thời gian quy định và vận chuyển rác sang phường, Quận, Huyện lân cận đổ.
Trong quá trình chờ xe ép tiếp nhận rác thải tại các diểm hẹn, các tổ rác dân lập thường tập kết phế liệu thu gom được bên ngoài điểm hẹn gây mát vẻ mỹ quan đô thị.
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
5.1. Đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
Công tác thu gom, quét dọn vệ sinh đường phố tương đối đảm bảo theo đúng nội dung quy trình thu gom của hợp đồng kinh tế 01/HĐ-2010, tuy nhiên một số tuyến đường dọn quang tồn đọng chất thải công nghiệp như vải vụn, simili, chưa được thu gom, cụ thể tại các tuyến đường Quốc lộ 1A, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Cửu Phú,…
Công tác thu gom rác của các Tổ rác dân lập chưa đảm bảo đúng yêu cầu về vệ sinh. Trong quá trình thu gom, có nhiều nơi rác rơi vãi dọc theo lộ trình. Tình trạng nhiều nơi chưa được thu gom vẫn tiếp diễn, rác ứ đọng dẫn đến phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường. Các xe thu gom rác treo bao, túi ngoài thành xe chứa phế liệu gây mất mỹ quan chung đô thị.
Các tuyến đường có lề đường như: Kinh Dương Vương, Tỉnh lộ 10, Vành Đai Trong, Đất Mới, Lê Văn Quới,… vẫn còn tình trạng các hộ dân để rác xuống lòng đường, vỉa hè hoặc xung quanh một số thùng rác.
Ý thức của người dân vùng ven chưa được nâng cao, rác vẫn còn ứ đọng nhiều nơi đặc biệt là khu đất trống xen cài trong khu dân cư khiến không ít những vấn đề mới phát sinh. Nhiều người dân đã tự ý bỏ rác ở những nơi ứ đọng tạo thành các bãi tập kết rác tự phát.
Hoạt động tiếp nhận rác tại các điểm hẹn phát sinh mùi hôi tại thời điểm giao nhận và nước rỉ rác trong quá trình ép gây ảnh hưởng trực tiếp các hộ sống gần điểm hẹn. Tuy nhiên, khi điểm hẹn hoạt động xong công tác dọn vệ sinh được đảm bảo nhưng tình trạng các Tổ rác dân lập tập kết phế liệu xung quanh điểm hẹn phát sinh rác gây ảnh hưởng môi trường và vẻ mỹ quan đô thị.
Tình trạng vứt rác xuống kênh rạch, nơi công cộng và không ký hợp đồng thu gom rác vẫn còn diễn ra do ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân còn kém hoặc do người dân sống trong khu vực đồng trống, xa khu dân cư tự tiêu huỷ rác tại nhà.
Các thùng rác công cộng thường xuyên quá tải do người dân khu vực xung quanh, đối tượng bán hàng rong mang rác bỏ vào thùng, các Tổ rác dân lập không thực hiện thu gom thường xuyên do chưa có kinh phí hỗ trợ hàng tháng, dẫn đến phát sinh mùi hôi và gây mất vẻ mỹ quan đô thị.
Đối với các Quận khác phương tiện thu gom, vận chuyển của Quận Bình Tân tương đối đầy đủ và đảm bảo an toàn. Một số Quận, các Tổ rác dân lập vẫn còn dùng xe đẩy, xe đạp để thực hiện công tác thu gom, hầu hết người thu gom tự chế xe đẩy để thu gom rác ở những con hẻm nhỏ. Khác với Quận Bình Tân, một số Quận như Quận 6, Quận 7, Quận Gò Vấp,… việc thống nhất giữa Tổ rác dân lập và Công ty Môi trường Đô thị còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt công tác quản lý Tổ rác dân lập ở một số Quận không chặt chẽ gây ra tình trạng rác nhiều ngày không được quét dọn dẫn đến mùi hôi phát sinh nồng nặc.
Nhìn chung:
- Các điểm hẹn trên địa bàn Quận Bình Tân hoạt động đảm bảo vệ sinh nhưng thời gian hoạt động tại mỗi điểm hẹn ít (1 – 2 giờ) nên gây khó khăn cho các tổ rác quay đầu, khó theo.
- Các Tổ rác dân lập hoạt động không theo thời gian do Ủy ban nhân dân Quận quy định (14h-2h) thu gom sớm hơn và vận chuyển sang các Quận/Huyện khác.
5.2. Các khó khăn còn vướng mắc.
Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố chưa ban hành quy chế quản lý lực lượng thu gom rác dân lập phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong công tác quản lý và xử lý đối với các tổ rác vi phạm nhiều lần như:
+ Thường xuyên bỏ rác hộ dân ( từ một đến ba ngày mới lấy rác). + Vận chuyển rác sang các phường, Quận, Huyện khác…
Ủy ban nhân dân phường chưa mạnh dạn xử lý ngưng hợp đồng thu gom với tổ rác do chưa bố trí được lực lượng thay thế, vi phạm quy chế, hợp đồng thu gom với nguoi dân,..
Ý thức của chủ nguồn thải, đặc biệt là nhóm đối tượng ngoài nhóm hộ gia đình chưa cao, có hiện tượng thỏa thuận với đơn vị thu gom rác mức phí phải nộp thấp hơn mức phí theo quy định, không sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế phát hành. Có xuất hiện tình trạng một số đơn vị thu phí ( điển hình các Công ty mới thành lập) gian lận biên lai thu phí có mệnh giá (gạch bỏ mệnh giá nhỏ ghi đè lên mệnh giá lớn) để làm giảm doanh thu của đơn vị mình nhằm thu lợi bất chính
Việc kê khai số lượng và khối lượng thu gom cũng như nộp phí của các Công ty ( được thành lập từ các tổ rác dân lập) mang tính chất đối phó trong khi các cơ quan chức năng của Quận chưa có tính đối phó trong khi các cơ quan chức năng của Quận chưa có tính phối hợp để kiểm tra xác định đúng khối lượng chất thải rắn thông thường phải nộp phí.
Do mức phí được ban hành cuối năm 2009 đến nay chưa thay đổi trong khi giá xăng, dầu và nhân công hiện nay đã tăng nên ảnh hưởng đến chi phí của các đơn vị thu gom rác.
Mô hình điểm hẹn tiếp nhận rác từ các tổ rác dân lập chưa đạt hiệu quả, hoạt động điểm hẹn phần lớn chưa hết công suất do mỗi điểm hẹn theo quy trình tiếp nhận rác từ 10 tấn trở lên. Hoạt động thu gom của các tổ rác dân lập thường bắt đầu từ buổi sang nhưng theo quy định, thời gian hoạt động điểm hẹn bắt đầu từ 16h trở đi, tuy Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thực hiện đảm bảo theo quy trình được duyệt nhưng do thời gian hoạt động ngắn gây khó khăn cho các Tổ dân lập do không kíp quay đầu thu gom chuyến kế tiếp, dẫn đến các tổ rác vận chuyển rác sinh hoạt sang các Quận, Huyện lân cận đổ, việc này sẽ gây khó khăn cho Quận Bình Tân trong việc xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thực tế trên địa bàn Quận để làm cơ sở cho gói thầu thu gom vận chuyển kế tiếp
5.3. Đề xuất phương án
Để phục hồi tình trạng rác chợ thì các đoàn thể, tổ chức xã hội và nhất là ban quản lý chợ phải giữ vai trò chính, thường xuyên quan tâm, xem xét với những chủ kinh doanh cố tình vi phạm cần phải được nhắc nhở và áp dụng biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền, tăng phí vệ sinh,…
Vận động các hộ dân ký hợp đồng thu gom rác (đặc biệt là các hộ dân sống ven kênh rạch, cạnh các khu đất trống), tuyên truyền đến cộng đồng dân cư giữ vệ sinh môi trường đô thị, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng, kênh rạch.
Kiểm tra công tác vệ sinh dọn quang các tuyến đường, công tác thu gom vận chuyển rác tại các điểm hẹn của các đơn vị trúng thầu. Khắc phục kịp thời sự cố khi các tổ thu gom rác không thực hiện tốt công tác thu gom.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với lực lượng thực hiện dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (lực lượng thu gom rác dân lập) một cách khoa học.
Thời gian hoạt động của các điểm hẹn nhiều hơn hoặc 2 phường 1 điểm hẹn hoặc xây dựng 1 điểm hẹn kín (thời gian hoạt động từ 7h-18h).
Ủy ban nhân dân thành phố sớm ban hành quy chế quản lý lực lượng thu gom rác dân lập phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Tăng mức thu phí rác hộ dân 20.000 đồng/ hộ gia đình/ tháng.
Mở lớp tập huấn hướng dẫn công tác quản lý môi trường cho cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường các Quận/ Huyện, các bộ môi trường của Ủy ban nhân dân phường/ xã.
Hướng dẫn xử lý triệt để đối với các trường hợp tái hoạt động sau khi bị cưỡng chế nhiều lần.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận