Tính hợp thức – SPT của các nguyên tử

Một phần của tài liệu Chương 1 Cấu trúc tinh thể (Trang 52 - 53)

Có một mối liên hệ giữa SPT của các nguyên tử và công thức tổng quát của hợp chất. Ví dụ hợp chất bậc hai có công thức là AxBy ta có tỷ lệ:

=

SPT cña A y

SPT cña B x (13)

Nguyên tắc này đúng với đa số các hợp chất chỉ trừ trường hợp hợp chất có liên kết giữa các nguyên tử cùng loại (A-A, B-B), ví dụ trong các hợp chất hữu cơ có mạch C-C thì không áp dụng được.

Chúng ta xét một vài hợp chất:

- Hợp chất có công thức chung AB thì SPT của A bằng SPT của B. Ví dụ trong tinh thể NaCl, SPT của Na+ và SPT của Cl−đều bằng 6, trong tinh thể ZnS (blend) SPT của Zn2+ và của S2−đều bằng 4.

- Hợp chất có công thức chung AB2 thì SPT của A gấp đôi SPT của B. Ví dụ trong SiO2, Si4+ có SPT bằng 4, O2− có SPT bằng 2, trong TiO2, Ti4+ có SPT bằng 6, O2− có SPT bằng 3, trong CaF2, Ca2+ có SPT bằng 8, F− có SPT bằng 4.

- Hợp chất có công thức AxByCz trong đó A và B là cation, C là anion. Kí hiệu SPT trung bình của cation là SPTcation ta có: A B cation x(SPT ) y(SPT ) SPT x y + = +

và liên quan với SPTanion bằng hệ thức cation

anion

SPT z

SPT = x y

+

từđó ta có hệ thức: x(SPTA) + y(SPTB) = z(SPTC)

Ví dụ perôpkit CaTiO3, Ti4+ nằm trong bát diện (SPT bằng 6), Ca2+ có SPT là 12, ta tính được SPT của oxi bằng 12 + 6 = SPT của O nhân 3. Nghĩa là SPT của O bằng 6. Quả vậy, xung quanh ion O2− có 4 ion Ca2+ và 2 ion Ti4+.

Spinen MgAl2O4 có ion Mg2+ nằm trong tứ diện, ion Al3+ nằm trong hốc bát diện vậy 4 lần SPT của O2− bằng 4+2×6.

SPT của O2− = 16/4 = 4

Quả vậy, ion O2− trong spinen được bao quanh bằng 3 ion Mg2+ và 1 ion Al3+.

Một phần của tài liệu Chương 1 Cấu trúc tinh thể (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)