Nguồn giống, môi trường dinh dưỡng và chế độ nuôi cấy tảo
Trong nghiên cứu, sử dụng các môi trường BG 11, C, BBM cho nuôi cấy vi tảo
Chlorella elipsoidea .
Tảo được nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng dưới ánh sáng đèn neon với cường độ sáng là 10.000-20.000 Lux theo chu kỳ quang là 10 giờ chiếu sáng và 14 giờ tối.
Đếm mật độ tế bào bằng buồng đếm Neubauer [29]
- Cấu tạo buồng đếm Neubauer
Buồng đếm Neubauer là một tấm thủy tinh dày khoảng 3mm, được chia ra làm 3 phần. Các phần bên ngăn cách với phần giữa bởi hai rãnh dọc. Phần giữa được chia đôi do một rãnh ngang và thấp hơn hai phần bên 0.1mm, tạo ra hai ngăn đếm giống nhau. Mỗi ngăn đếm được chia thành 9 ô vuông lớn mỗi ô có diện tích 1mm2. Mỗi ngăn đếm hình vuông, được chia thành 16 ô lớn. Riêng ngăn đếm hình vuông ở chính giữa được chia thành 16 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại được chia thành 16 ô nhỏ. Tổng số ô nhỏ ở ngăn đếm chính giữa là 16x16=256 ô nhỏ.
Mỗi ô nhỏ này có diện tích là 1/400mm2 , và chiều cao là 1/10mm2. Như vậy thể tích của ô nhỏ này là:
1/400 x 1/10 = 25.10-5 mm2
Thể tích của một ngăn đếm là:
25.10-5 x 256 = 64.10-3 mm-3 (=64.10-6ml) Mật độ tế bào trong 1ml được tính theo công thức:
D = (A/64).106
Trong đó:
+ D: mật độ tế bào (số tế bào/ml).
+ A : là số tế bào trong buồng đếm.
a
b
Hình 2.1. : Buồng đếmNeubauer a- Buồng đếm nhìn thẳng và nhìn nghiêng b- Buồng đếm đưới kính hiển vi
- Thao tác đếm
Buồng đếm và lamelle được lau sạch bằng cồn và được thấm khô trước khi cho dịch tảo vào. Lamelle được dặt trong buồng đếm sao cho khi nhìn nghiêng thấy có sự giao thoa ánh sáng ở vị trí tiếp xúc giữa buồng đếm và lamen. Đưa buồng đếm lên kính hiển vi, thị kính 10 dùng vật kính 10 điều chỉnh đểm tìm ô đếm. Sau đó dùng pipet hút một ít dịch tảo đã được lắc đều và chấm vào cạnh của lamelle. Dịch tảo sẽ tràn vào buồng đếm.
Buồng đếm chứa tảo được đưa lên kính hiển vi và quan sát ở vật kính 40, thị kính 10. Đối với những mẫu đếm quá đặc hoặc không thể đếm chính xác thì pha loãng trước khi đếm và nhân hệ số pha loãng khi tính kết quả
Lập chu kỳ sinh trưởng của tảo
Trong nuôi cấy tảo, sự gia tăng về kích thước của các tế bào là không đáng kể. Do đó khi sử dụng từ “sinh trưởng” chúng ta sẽ hiểu đó là sự gia tăng sinh khối, chủ yếu là do sự gia tăng về số lượng tế bào trong dung dịch.
Trong nuôi cấy tĩnh, tức là nguồn cung cấp dinh dưỡng là giới hạn, không bổ sung thêm cũng không lấy bớt, sinh trưởng của tảo trải qua bốn pha cơ bản:
+ Pha thích ứng.
+ Pha sinh trưởng.
+ Pha ổn định.
+ Pha suy vong.
Để lập chu kỳ sinh trưởng của tảo, chúng ta sẽ tiến hành đếm mật độ tế bào tảo bằng buồng đếm Neubauer. Bắt đầu đếm từ ngày tiến hành nuôi cấy (ngày số 0), tiến hành đếm theo chu kỳ 2 ngày 1 lần cho tới khi mật độ tế bào tảo đạt giá trị cực đại. Trên cơ sở dữ liệu thu được qua các ngày đếm, lập đường cong sinh trưởng bẳng cách đặt trên trục tung chỉ số mật độ tế bào, đặt trên trục hoành chỉ số thời gian (ngày) nuôi tảo.