- Trong giai đoạn 2011-2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Có chính sách thu hút công ty đa quốc gia, có chính sách ưu đãi đối với các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung thể thế và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Quy định yêu cầu bắt buộc về chất lượng của các dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Quy định về trình độ công nghệ dự án FDI cho từng ngành theo địa bàn đầu tư.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành cần tăng tỷ trọng đầu tư nước ngoài như đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông
thôn, điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; các ngành sản xuất có yếu tố hàm lượng công nghệ, đào lạo lao động và chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hoạt động R&D.
- Có các chính sách, quy định về thuế, phí, đất đai, quản lý ngoại hối... để thu hút, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sử dụng đầu vào trong nước thay vì nhập khẩu, gia công, lắp ráp, chú trọng vào kinh doanh thương mại, nhất là tại thị trường nội địa. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
- Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trên cả nước; xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia; xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.
- Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn ĐTNN, cần có sự kết hợp chặt chẽ chính sách ĐTNN với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm chính sách đầu tư chung, chính sách KCN theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vùng.
- Rà soát và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải trình, hoàn thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của các Bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết.
II. Kiến nghị
- Về chính sách ưu đãi đầu tư: cần có những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng ưu đãi cho dự án.
- Về công tác quy hoạch thành lập mới các KCN: Phải dựa trên cơ sở liên kết vùng để xác định cụ thể ngành công nghiệp hoặc dịch vụ có lợi thế cần tập
trung phát triển cho mỗi địa phương, tránh tình trạng dàn trải, thiếu định hướng chiến lược chung cho toàn vùng.
- Về công tác xúc tiến đầu tư: Tăng cường công tác “xúc tiến đầu tư tại chỗ”, thông qua hình thức nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử của Ban Quản lý, tăng cường quảng bá, mời gọi đầu tư vào KCN; tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp…
- Tăng cường phối hợp giữa các tỉnh để học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, nghiệp vụ, chia sẻ thông tin về năng lực của các nhà đầu tư đang thực hiện dự án để tránh tình trạng cấp GCNĐT cho các nhà đầu tư thiếu năng lực, không có khả năng triển khai thực hiện dự án.
- Về công tác giải phóng mặt bằng: xây dựng chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, chủ doanh nghiệp và người dân có đất để khắc phục tình trạng đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng tới việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng và bàn giao mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư.