c. Tính năng của máy toàn đạc điện tử
c.9. Đo và tính diện tích
Máy TĐĐT có chức năng đo và tính diện tích một khu vực đo kín theo hai cách sau: - Cách 1: Tính diện tích từ vùng kín với dữ liệu các điểm đo đã lưu trữ trong máỵ Khi cần tính diện tích chỉ cần vào mục tính diện tích sau đó chọn “job” chứa dữ liệu rồi chọn các điểm cần tính, kết quả tính diện tích sẽ hiện lên màn hình sau khi chọn hết các điểm cần tính.
Chương IV: Các công nghệ và máy móc hiện đại áp dụng cho công tác khảo sát 112 Sau khi chọn chức năng đo và tính diện tích máy TĐĐT sẽ yêu cầu thực hiện phép đo đến các điểm. Sau khi đo điểm cuối cùng kết quả diện tích sẽ được thể hiện trên màn hình.
Tuỳ theo từng loại máy mà chức năng tính diện tích được tiến hành theo một trong hai cách trên.
iV.2.2 ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong khảo sát đường ô tô.
ạ Lập lưới khống chế mặt bằng (lưới đường chuyền cấp 2).
Đặc điểm nổi bật của máy TĐĐT để thành lập lưới khống chế mặt bằng là độ chính xác đo góc và đo cạnh rất caọ Vì vậy ứng dụng rất hiệu quả trong lưới đo góc- cạnh.
Như đã trình bày trong chương II, đồ hình của lưới đường chuyền cấp 2 sử dụng trong khảo sát đường ô tô là đường chuyền phù hợp hoặc đường chuyền khuyết phương vị (Hình IV-9 và Hình IV-10). Các yếu tố để thành lập đường chuyền gồm có số liệu gốc và số liệu đo góc cạnh của đường chuyền.
ạ1. Xác định số liệu gốc.
Số liệu gốc gồm có toạ độ điểm gốc và phương vị gốc. Để xác định số liệu gốc thường sử dụng GPS hoặc các phương pháp đo nối toạ độ truyền thống.
ạ1.1 Xác định số liệu gốc bằng GPS.
Để xác định toạ độ của điểm gốc sử dụng phương pháp đo GPS tương đối (phương pháp đo tĩnh). Sử dụng hai hoặc ba máy thu GPS, trong đó một máy đặt tại điểm gốc đã biết toạ độ, máy còn lại đặt tại điểm gốc của đường chuyền cấp 2. Thời gian đo mỗi điểm khoảng 1h.
Tuy nhiên sử dụng GPS để xác định số liệu gốc cũng có một số nhược điểm:
- Số lượng điểm gốc trong đường chuyền ít, do vậy nhiều khi sử dụng GPS không hiệu quả về mặt kinh tế.
- Trong một số trường hợp không tìm được vị trí điểm gốc thoả mãn yêu cầu đo GPS (góc mở trên bầu trời tối thiểu 1100, xa các nguồn phát sóng...).
ạ1.2 Phương pháp đo nối toạ độ bằng máy TĐĐT.
Về mặt phương pháp đo thì máy TĐĐT đóng vai trò là thiết bị đo góc và đo cạnh với độ chính xác caọ Do vậy vẫn sử dụng các phương pháp đo nối toạ độ truyền thống như:
Chương IV: Các công nghệ và máy móc hiện đại áp dụng cho công tác khảo sát 113 - Giao hội thuận
- Giao hội nghịch. - Đường chuyền liên hệ. - Lưới tam giác...
ạ2. Thành lập đường chuyền cấp 2 bằng máy TĐĐT. α 0 0 α β S S 1 2 G 3 1 S DC2 5 S 4 DC4 S 6 DC3 đ DC1 DC5 c 2 G1 3 G G β β S2 β3 β4 β5 β
Hình IV-33: Sơ đồ đo đường chuyền cấp 2 bằng máy TĐĐT * Chọn điểm chôn mốc.
Chọn điểm: Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường chuyền cấp 2.
Chôn mốc: Mốc bằng BTXM M200, tim mốc bằng sứ, kích thước mốc như sau: Mặt mốc: 20x20cm. Đáy mốc: 40x40cm. Chiều cao mốc: 40cm. * Dụng cụ đọ: - Máy TĐĐT. - Gương: 02
- Chân gương cố định hoặc kẹp gương: 02
Theo Quy trình khảo sát đường ô tô thì cấu hình tối thiểu của máy TĐĐT sử dụng để thành lập đường chuyền cấp 2 như sau:
+ Độ chính xác đo góc: 5”
+ Độ chính xác đo chiều dài: ±(5 +3ppm)
Lưu ý: Gương phải đồng bộ với máy, nếu sử dụng gương khác thì phải kiểm tra lại hằng số gương.
Chương IV: Các công nghệ và máy móc hiện đại áp dụng cho công tác khảo sát 114 - Đo góc: Sử dụng phương pháp đo đơn giản.
- Đo cạnh: Đo 02 lần, đo đi và đo về với chân gương hoặc kẹp cố định.
* Xử lý kết quả đọ
Kết quả đo được tính toán và bình sai trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng.
b. Đo bình đồ.
Đặc điểm của công trình đường là trải dài theo tuyến do vậy bình đồ tuyến đường thường đo vẽ bằng phương pháp mặt cắt (lấy số liệu từ trắc dọc và trắc ngang tuyến để vẽ bình đồ). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn phải tiến hành đo bình đồ sau đó mới bố trí tuyến ngoài thực địa rồi tiến hành đo vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang. Thông thường đo bình đồ khu vực tại những vị trí sau đây:
- Vị trí sụt trượt, sói lở
- Đoạn dốc nặng có bán kính tối thiểu, có thể phải chỉnh tuyến khi thiết kế. - Đoạn cần thiết kế rãnh đỉnh.
- Khu vực tuyến thiết kế giao cắt (hoặc giao nhập) với các đường khác mà tại đó phải thiết kế nút giaọ
- Khu vực khe xói đang hoạt động. - Khu vực tạo bùn, đá trôị
- Đoạn phải thiết kế đường cong quay đầụ - Đoạn qua vùng caxtơ (hang động).
- Đoạn qua vùng đầm lầy cần thiết kế đặc biệt.
- Tại các vị trí làm công trình nhỏ nhưng dòng chảy phức tạp
Lưới khống chế để đo bình đồ trong các trường hợp trên tốt nhất là sử dụng đường chuyền kinh vĩ đo nối với đường chuyền cấp 2 của tuyến. Trong trường hợp tuyến không xây dựng đường chuyền cấp 2 thì phải đo nối với các đỉnh tuyến đường.
Quy trình đo bình đồ tuyến đường bằng máy TĐĐT tương tự như quy trình đo bình đồ thông thường của máy TĐĐT.