KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.4.3 Tính toán thông số của bể lắng
Căn cứ vào lưu lượng và thành phần của nước thải phát sinh tại công ty chế biến thủy sản Thọ Quang, chúng tôi chọn bể lắng 1 với hình dạng và công năng là bể lắng ngang, trong đó có bố trí ngăn tách dầu mỡ trước bể để nhằm tách lượng dầu mỡ trước khi vào các công trình xử lý tiếp theo. Thông số tính toán của các bể được xác định như sau:
Tính toán thông số của bể lắng ngang
Nguyên lý hoạt động: Nước chảy theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể, dưới tác dụng của lực trọng trường các hạt cặn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn lắng ở đáy bể sẽ được cào về một ngăn chứa cặn.
Hàm lượng sau khi ra khỏi bể lắng 1 phải đạt: BOD = 60% x 1200 = 720 mg/l
COD = 60% x 1500 = 900 mg/l (theo TCVN 7957 – 2008 mục 8.6.2, hiệu quả xử lý BOD và COD là 40%)
SS = 50% x 400 = 200 mg/l (theo TCVN 7957 – 2008 mục 8.6.2, hiệu quả lắng chất lơ lửng từ 45 – 50 %, chọn hiệu suất lắng là 50%).
Chọn thời gian lưu của nước thải trong bể lắng ngang là 2h Vậy thể tích của bể lắng ngang được tính theo công thức sau: V = ax h m Q ×t = 26,6 x 2 = 53,2 (m3) Trong đó: ax h m
Q lưu lượng giờ lớn nhất, ax
h m
Q = 26,6 m3 t là thời gian lưu của nước trong bể lắng ngang
Theo mục 8.5.2 TCVN 7951 2008, chọn số bể lắng là 2. Vì vậy thể tích mỗi bể là:
V1 = V
n = 53, 2
Trong đó V1 là thể tích của mỗi bể n là số bể lắng
Diện tích bề mặt của mỗi bể được tính theo công thức: F = V1
H = 26, 61,5 = 17,73 (m2)
Theo TCVN 7951 2008, chiều rộng B lấy bằng 2H = 2 x 1,5 = 3 m. Vậy chiều dài của bể lắng ngang được tính theo công thức
L = F
B = 17,73
3 = 5,91 (m), chọn L = 6 m Chiều cao xây dựng của bể lắng ngang
Hxd = H + h1 + h2 +h3 = 1,5 + 0,4 + 0,4 +0,35 = 2,65 m Trong đó h1 chiều cao lớp trung hòa, h1 = 0,4 m
h2 chiều cao bảo vệ, h2 = 0,4 m
h3 chiều cao phần chứa cặn, h3 = 0,35 m
Bảng 3.3 Thông số thiết kế bể lắng ngang
STT Tên thông số Đơn vị Số liệu thiết kế
1 Bể lắng cái 2
2 Chiều dài bể m 6
3 Chiều rộng bể m 3
4 Chiều cao bể m 2,65
5 Thể tích m3 26,6
6 Thời gian lưu nước Giờ 2
Tính toán thông số của ngăn tách dầu
Ngăn tách dầu thường được ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp có chứa dầu mỡ, các chất nhẹ hơn nước và các dạng chất nổi khác. Đối với nước thải thủy sản, do hàm lượng dầu mỡ và các chất nổi không lớn cho nên có thể thực hiện việc tách chúng ngay ở bể lắng đợt một nhờ các thanh gạt thu hồi dầu mỡ, chất nổi trên bề mặt bể lắng.
Các thông số của bể tách dầu tại công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang như sau:
Chọn thời gian lưu nuớc là 15 phút Thể tích của bể tách dầu mỡ :
3ax ax 1 26,6 6, 65( ) 4 h m V =Q × =t × = m
Chọn bể tách dầu có hai ngăn đặt trước hai bể lắng ngang. Như vậy, chiều rộng của ngăn tách dầu chính là chiều rộng của bể lắng ngang. Chọn chiều sâu của ngăn tách dầu là 1,5 m.
Thể tích của mỗi ngăn là V1 = 6,65/2 = 3,33 (m3)
Vậy chiều dài của bể tách dầu được tính theo công thức sau L = V1
H B× = 3,33
1,5 3× = 0,74 (m ), chọn chiều dài của ngăn tách dầu là 1m
Vậy kích thước của ngăn tách dầu là L x B x H = 1m x 3m x 1,5m