Sau khi phân tích các đặc điểm của nguồn nước thải cũng như ưu, nhược điểm của 2 phương pháp xử lý nước thải ta chon phương pháp xử lí sinh học có kết hợp hai phương pháp còn lại, ta chọn phương pháp xử lý kết hợp qua hai bậc :
- Bậc 1 : Xử lý yếm khí - Bậc 2 : Xử lý hiếu khí
- Hàm lượng BOD5 trong nước thải ban đầu cao (1500 mg/l) phù hợp với xử lý yếm khí hơn. Trong phân hủy yếm khí, phần lớn chất hữu cơ được phân hủy thành các khí bởi vậy lượng bùn phát sinh nhỏ hơn nhiều so với xử lý hiếu khí. Bùn phát sinh do phân hủy yếm khí ít hơn, nhầy hơn, dễ dàng tách nước hơn so với bùn hiếu khí.
- Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ không tan hoặc ở dạng khó chuyển hóa, chỉ có thể phân hủy bằng phương pháp yếm khí.
Xử lý yếm khí còn có nhiều ưu điểm như : ít tốn năng lượng cho sục khí như xử lý hiếu khí, khí metan tạo ra có thể dùng làm nguồn nhiên liệu, chi phí xử lý thấp… nhưng nó cũng còn những hạn chế như :
+ Thời gian xử lý dài
+ Không phân hủy được triệt để các chất hữu cơ như phân hủy hiếu khí (BOD của nước thải sau xử lý yếm khí chỉ giảm xuống được 80mg/l)
+ Ít khử được nitơ
Vì thế, ta bổ xung công đoạn xử lý bậc 2 bằng phương pháp hiếu khí nhằm khắc phục những hạn chế trên :
+ Thời gian xử lý nhanh
+ Tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ (giảm BOD xuống đạt tiêu chuẩn) + Khử nitơ hiệu quả hơn
Do công đoạn xử lý bậc 1 đã giảm cơ bản hàm lượng chất hữu cơ (90-95%) nên cũng khắc phục được hạn chế của xử lý hiếu khí ở công đoạn 2 là lượng bùn phát sinh giảm đáng kể.
Bảng 1. Thành phần và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt STT Chỉ tiêu nước bề mặt Trước xử lý nước thải Tiêu chuẩn thải
1 PH 6-9,5 6-9 2 Hàm lượng cặn lơ lửng 150-300 100 3 BOD5(mg/l 700-15000 50 4 COD(mg/l 850-1950 100
5 Tổng N 15-45 60
6 Tổng P 4,9-9 6
7 Colifom MPN/100ml <10000 10000
Ghi chú:* Theo các số liệu nghiên cứu tại công ty Bia ong Thái Bình, Công ty Bia Nghệ
An, Nhà máy Bia NADA, nhà máy Bia Hạ Long ...
** Cột B theo TCVN 5945-1995, nước thải công nghiệp, Tiêu chuẩn thải ra nguồn nước mặt loại B.
3.1.Thiết bị xử lý
Trong công nghệ xử lí nước thải nhà máy bia ta sử dụng các thiết bị đơn giản trong phương pháp xử lí cơ học như : song chắn rác (lưới chắn rác), bể điều hoà lưu lượng bể lắng cát, bể tuyển, bể axit hóa, bể lắng đợt II…Ngòa ra có một số thiết bị trong xử lí sinh học sau :
3.1.1. Bể UASB
Bể có thể xây bằng gạch hoặc bằng bêtông cốt thép, thường có mặt bằng hình chữ nhật. Để tách khí khỏi nước thải, trong bể có gắn thêm các tấm phẳng đặt nghiêng so với phương ngang ≥35o.
Công trình xử lý UASB được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Xử lý yếm khí thường không đạt được nồng độ đầu ra thấp do khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm sẽ làm giảm khả năng trao đổi chât của vi sinh vật phân giải yếm khí .
Bể UASB thường được bố trí trước các hệ thống xử lý hiếu khí để làm giảm hàm lượng chất ô nhiễm đến nồng độ thích hợp trước khí tiến hành xử lý hiếu khí. Tốc độ dòng nước chuyển động đi lên trong hệ thống phải được tính toán để quá trình xử lý được vận hành tốt, thông thường vận tốc của dòng nước chuyển động đi lên vào khoảng 0,6 đến 0,9 (m/h).
- Hiệu suất xử lý cao
- Kết cấu và vận hành đơn giản
- Do vị trí dòng vào phun từ dưới lên, cùng với sự tạo khí trong quá trình hoạt động của bể nên lớp bùn có thể tự phân tán và tiếp xúc với chất nền mà không tốn năng lượng cho khuấy đảo.
- Do sinh khối vi sinh vật được giữ lại trong bể, không mất đi theo dòng ra nên thời gian lưu bùn tăng, mật độ sinh khối trong bể cao, hiệu quả xử lý lớn hơn.
- Do tính linh động của lớp bùn nên bể UASB không sợ bị tắc như các bể phân hủy yếm khí bằng vi sinh vật dính bám trên lớp đệm.
- Trở lực nhỏ, ít tốn năng lượng cho bơm
- Giá thành rẻ hơn các phương pháp yếm khí khác.