Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở indonesia (Trang 28 - 40)

7. Bố cục của đề tài

3.4Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội

Nói về vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, B. Aisha Lemu viết: “Phụ nữ trong Islam, ngang bằng với đàn ông về đạo đức và trí tuệ, được khuyến khích hành đạo và phát triển các mặt kiến thức trong cả cuộc đời. Trong quan hệ nam giới cả hai phái phải khiêm tốn trong xử sự, ăn mặc và với đạo đức nghiêm túc, tức là không khuyến khích việc trai gái gặp nhau tùy tiện; quan hệ của cô với chồng dựa trên tình yêu thương từ hai phía. Người chồng có trách nhiệm bảo vệ vợ và con cái, và vợ tôn trọng chồng như người chủ trong gia đình. Cô ấy có trách nhiệm chăm sóc gia đình và giáo dục con cái khi chúng còn nhỏ. Cô ấy có thể sỡ hữu tài

sản riêng, làm kinh doanh và có quyền thừa kế” [3; 29 ].

3.4 Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội trong xã hội

Những quy định của Shariat bao gồm các quy tắc có liên quan đến quyền và địa vị của phụ nữ, nói chính xác hơn là sự vô quyền của người phạu nữ tại các nước theo đạo Hồi.

Phụ nữ không có quyền li hôn, họ có nghĩ vụ phải chấp thuận bất kì phán quyết nào của người chồng , kể cả trong trường hợp li hôn, hành vi ngoại tình sẽ bị trừng phạt giã man,nhưng thật ra thực tiền giết hại người phụ nữ không chung thủy bằng cách ném đá cho đến chết. Islamk quy định những quyền nhất định của phụ nữ cả quyền công dân lẫn quyền tài sản. Những người thân thường bán, tặng những cô con gái ít tuổi, và tóm lại là xem họ như một món hàng có giá trị.

Người phụ nữ Muslim choàng khăn đầu là để tỏ lòng tuân phục vào Ðấng Thượng Ðế vì trong Thiên Kinh Qur’an, Ngài đã đề cập một cách cụ thể về việc này cho riêng họ.

Sự hướng dẫn quý giá của Thượng Ðế về khía cạnh ngoại hình đã bao quát một phạm vi rộng lớn là để bảo vệ từ ý tưởng đến hành động của cả hai giới, nam cũng như nữ cho luôn được thanh khiết và cao thượng.

Nam nữ thọ thọ bất thân.Giáo luật Islam rất chặt chẽ và nghiêm khắc trong các vấn đề liên hệ, sự tiếp xúc của nam, nữ trưởng thành và cảnh báo cho họ là phải biết đo lường, thận trọng để tránh khỏi rơi vào những cạm bẫy của tội lỗi. Mỗi đo lường là một quy định, có tính cách bắt buộc cho cả nam lẫn nữ, để họ cảnh giác, tránh càng nhiều càng tốt việc gần gũi, chung chạ trong cuộc sống. Vì thế trong việc dâng lễ nguyện, các thánh đường đều có những nơi riêng dành cho nam phái và nữ phái.

Mặt khác, đàn ông và đàn bà đều phải ý thức trong việc ăn mặc, che đậy kín đáo thân thể để tránh sự khuấy động khêu gợi dục tính.

Thiên Kinh này còn khuyên họ phải biết kiềm chế, hạ thấp tầm nhìn, tránh đối diện với những phô bày lộ liễu

Quan niệm cho rằng phụ nữ Muslim choàng khăn che đầu là vì cam chịu với thân phận hẩm hiu của người đàn bà, điều này quả là vô căn cứ và không ai tìm thấy một lời nào như thế trong Qur’an cả. Trớ trêu thay, tư tưởng ấy lại được đề cập đến trong các sách của những tôn giáo khác, điều mà ngay cả Islam cũng chẳng bao giờ chấp nhận được. Các sách ấy cho rằng phụ nữ nên có một dấu hiệu làm tin, như che đầu của họ lại, vì đàn ông không được tạo ra từ đàn bà mà ngược lại đàn bà là từ đàn ông mà có. Cũng những sách ấy cho rằng đàn ông không cần phải che đầu vì họ là hình ảnh và là niềm vinh quang của Thượng Ðế, còn phụ nữ thì phải che kín đầu lại vì họ chỉ là người thừa hưởng sự vinh quang của đàn ông. Thiên Kinh Qur’an không thể nào đồng cảm với những ý tưởng thô thiển như thế, choàng khăn đầu là một quy lệnh của Thượng Ðế phán trong Qur’an. Nó

chẳng phải là biểu hiện của lòng cam phận hay thụ động chấp nhận bị khuất phục trước người đàn ông một cách vô tội vạ như thế.

Người ta thường diễn giải một cách mập mờ ý nghĩa các quy luật trong Islam để cố tình đưa những ý tưởng cợt nhã của họ vào phỉ báng tôn giáo này. Cho nên khi thấy một phụ nữ Muslim choàng khăn che đầu, ăn mặc kín đáo là họ vội vàng kết luận theo cùng với những lý lẽ đã được đề cập trong sách của các tôn giáo khác. Chỉ trừ những người thật tâm, tìm hiểu, so sánh và đối chiếu những quy luật ấy trong khuôn khổ Islam thì mới lĩnh hội được thế nào là Mệnh Lệnh của Thượng Ðế.

Thậm chí khăn choàng đầu của phụ nữ còn bị quàng vào các lầm lẫn tai hại khác. Chẳng hạn như Qur’an có nói đến câu chuyện của ông Adam và bà Eva, thế là người ta chẳng ngần ngại mà phê chuẩn là Qur’an cũng đồng tình cho rằng chính bà Eva chịu trách nhiệm về sự sa ngã của loài người, nên phụ nữ phải chịu khuất phục trước người đàn ông, vì đó là lời nguyền của Thượng Ðế ! Ngược lại, theo Qur’an, Adam và Eva cả hai đều cùng vướng vào sự gạ gẫm của sa-tăng, cả hai đều có lỗi, không phải sa-tăng xúi giục Adam xuyên qua Eva. Chính vì thế mà Adam mới bị khiển trách.

Ở dòng khác thì cả hai đều bị khiển trách, nhưng chẳng thấy có một chương nào hay dòng nào, Ðấng Từ Bi Ðộ Lượng lên án riêng bà Eva.

Có lẽ người ta đã lầm lẫn khi kết hợp các quy luật của Islam với những ý tưởng xuất phát từ bên ngoài tôn giáo này. Trong Islam, phái nữ được xem có khả năng và tài giỏi như phái nam và trước Thượng Ðế tất cả mọi người đều bình đẳng.

Theo Jakarta Globe, Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi của Indonesia dự kiến sẽ tăng án tù với kẻ ngoại tình từ 9 tháng lên 5 năm. Ngoài ra, những cặp đôi sống chung mà không đăng ký kết hôn sẽ đối mặt mức án cao nhất là 1 năm tù. Tờ Tempo Interaktif Online còn dẫn lời Vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Bộ Tư pháp và Nhân quyền Indonesia Wahiduddin Adams

rằng người độc thân quan hệ tình dục cũng có khả năng bị phạt đến 5 năm tù giam.

Theo Bộ luật Hình sự hiện hành của Indonesia, chỉ có những người ngoại tình mới bị truy tố hình sự. Còn việc chung sống như vợ chồng tuy bị chỉ trích, nhưng không bị coi là phạm pháp ở Indonesia.

Vì vậy, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này của Indonesia gây ra nhiều tranh cãi, từ các quan chức, học giả, luật sư, cho tới người dân. Những người chủ trương ủng hộ dự thảo này chủ yếu là những người theo đạo Hồi – tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội Indonesia.

Trong khi đó, đa phần dân chúng Indonesia lại coi đây như một sự phát triển “thụt lùi” và mang nặng tính bảo thủ của xã hội truyền thống.

Có thể nói, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang gây xôn xao dư luận ở Indonesia khiến người ta nhớ đến những giáo điều hà khắc, những hình phạt tàn khốc trước đây của Luật Hồi giáo. Mặc dù không phải là thánh địa của đạo Hồi và Hiến pháp cũng không ghi nhận về tôn giáo này, nhưng Indonesia lại là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, với 86,1% dân số là tín đồ Hồi giáo. Điều này cho thấy Luật Hồi giáo có vai trò khá quan trọng với người dân Indonesia. Phần lớn hoạt động lập pháp của Indonesia đều ghi nhận tầm quan trọng của bình đẳng giới, nhưng Luật Hồi giáo đã ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ Indonesia, tới việc thực thi pháp luật nhà nước.

Cụ thể, pháp luật hiện hành về hôn nhân, gia đình và thực tế áp dụng ở Indonesia chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Cho tới nay, Indonesia vẫn chưa có một văn bản pháp luật về hôn nhân áp dụng thống nhất trên cả nước. Trên thực tế, những chế định của Luật Hôn nhân 1974 đều ảnh hưởng từ Luật Hồi giáo.

Đặc biệt, Luật Hồi giáo thừa nhận chế độ đa thê, một người đàn ông Hồi giáo ở Indonesia có thể lấy tới 4 vợ. Luật Hôn nhân 1974 cho phép đàn ông có thể lấy nhiều vợ nếu ông ta đưa ra được bằng chứng cho thấy người

vợ đầu tiên không thể thực hiện được trách nhiệm, bị khuyết tật về thể chất, bị bệnh hiểm nghèo hoặc không thể sinh con.

Như vậy, theo Luật Hồi giáo, đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng. Do đó, đàn ông không có tội ngoại tình. Trái lại, đàn bà ngoại tình theo luật trước đây sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết. May mắn là chính quyền Aceh - tỉnh duy nhất cuối cùng ở Indonesia còn giữ quy định của Luật Hồi giáo hà khắc ấy, vừa loại bỏ điều khoản áp dụng hình phạt ném đá đến chết hồi đầu năm nay.

Một hủ tục nữa khiến dư luận lo ngại về Luật Hồi giáo là, nếu một cô gái Hồi giáo không may bị cưỡng hiếp, chồng, cha, anh trai, hay thậm chí cả em trai, cháu trai cô ta cũng có quyền ra tay giết cô để bảo vệ danh dự cho gia đình. Từ những quan điểm Hồi giáo cực đoan, người phụ nữ bị đổ trách nhiệm là nguyên nhân cám dỗ tình dục, và những người đàn ông được miêu tả là “những nạn nhân bất lực” trước “cám dỗ quá lớn”. Thậm chí, mới đây ở Maldives, theo BBC ngày 26/2, một thiếu nữ 15 tuổi mặc dù bị cha dượng cưỡng hiếp vẫn bị kết án 100 roi vì tội quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Vì vậy, mặc dù dự thảo luật sửa đổi của Indonesia được đề xuất nhằm bảo đảm trật tự xã hội, song với những viện dẫn chưa hợp tình, hợp lý, nhiều người lo ngại phụ nữ và trẻ em gái sẽ là những người bị ảnh hưởng đầu tiên.

Cũng như nhiều tôn giáo nói chung, đối với người phụ nữ ở chừng mực nhất định nào đó đều được coi là một thực thể không hoàn chỉnh. Nhưng nội dung Thiên kinh Qur’an và những lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Muslim có giá trị sống như nam giới và bình đẳng với người đàn ông. Tuy nhiên, những người ngoài Muslim nhìn nhận còn phiến diện, được hiểu rằng trong xã hội Hồi giáo thân phận người phụ nữ thấp kém hơn đàn ông?

Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo ở Indonesia, mà lịch sử xã hội con người nói chung, tự nó đã phân rõ sự khác nhau về chức năng của người phụ nữ với người đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng” là hai mặt khác nhau. Để hiểu đúng thân trạng người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, chúng ta thử tìm hiểu những điều do Allah ban phát, đã được ghi nhận trong chương IV Thiên kinh Qur’an – điều nói về phụ nữ, rằng:

Người đàn ông là trụ cột của gia đình trên người đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn, bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng mặt và đối với các bà vợ mà các ngươi sợ họ thất tiết và bướng bỉnh trước hết hãy cảnh cáo họ, (kế đó) từ chối ăn nằm với họ, và cuối cùng đánh họ nhẹ tay, bởi thế họ chịu nghe thì các ngươi chớ kiếm chuyện rày rà với họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Hồi giáo là tôn giáo độc thần phát triển thứ ba và cuối cùng. Nó xuất hiện ở Cận Đông, bắt nguồn từ chính mảnh đất, được nuôi dưỡng bằng chính tư tưởng, căn cứ chính trên những truyền thống văn hóa như Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo.Hệ thống tôn giáo này ùng với độc thần giáo nghiêm ngặt và hoàn tất nhất được đưa tới tột đỉnh, đã hình thành trên cơ sở hai tiền bối của nó. Chúng biểu hiện ở biểu tượng, niềm tin, các nguyên tắc thờ cúng, các điều răng đạo đức…Nhưng dẫu sao, bất chấp điều đó cũng không nên phủ nhận tính độc đáo của Hồi giáo với tư cách là một tôn giáo thế giới.

Ở Indonesia – quốc gia Hồi giáo lớn nhất thê giới, hệ tư tưởng chính trị, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng mang đậm ảnh hưởng của triết lí Hồi giáo dựa trên các nguyên tắc của triết học quốc gia. Chính trị và tôn giáo lồng ghép và đan xen tác động qua lại chặt chẽ với nhau, tôn giáo bị chính trị hóa chính trị bị tôn giáo hóa.

Chính vì là một quốc gia theo đạo Hồi đông nhất trên thế giới nên vai trò của những người phụ nữ trên đất nước này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những đạo luật hà khắc. Những đạo luật này một mặt nó mang lại cho người phụ nũ Islam ở Indonesia những hình ảnh thật đẹp trong cuộc sống gia đình như việc hết sức tôn thò gia đình, chồng con với vai trò to lớn ấy họ xứng đáng nhận được những bông hoa đẹp nhất. Mặt khác giáo lí của đạo Hồi cũng tự nhiên đưa họ vào một khuôn phép mà chính khuôn phép này lại làm hạn chế rất nhiều vai trò của phụ nữ Islam trong xã hội Indonesia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nhập môn khu vực học.( Lương Văn Kế, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nôi).

2.Tôn giáo phương Đông quá khứ và hiện tại.( Tiến sĩ Đỗ Minh Hợp, nxb Tôn giáo).

3.Bước đầu tìm hiểu về Islam.

4.Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.( PGS. Ts Cao Văn Liên, nxb Chính Trị Quốc Gia).

5. Hòa giải đạo Hồi dân chủ và phương Tây.(Benazir Bhutto, nxb văn hóa- thông tin 2008). 6. http://vietnameselutheranchurch.net/node/357 7. http://nghiencuulichsu.com/2013/01/18/hoi-giao/ 8. http://chanlyislam.net/home/index.php 9. http://www.hanhchinh.com.vn/forum/showthread.php?t=72420 10. http://www.chiaseniemtin.org/index.php/religion/islam/1864-tim-hieu- ve-dao-hoi 11. http://vietbao.vn/The-gioi/Thang-Ramadan-va-nhung-dieu-nen-biet-ve- Dao-Hoi/20622186/159/ 12.http://chanlyislam.net/home/modules.php? name=News&op=viewcat&catid=12 13. wikipedia.org/wiki/Islam 14.www. google.com

Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA

Quốc Kỳ Indonesia

Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB

%B3_Indonesia

Quốc Huy Indonesia

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Indonesia

Bản Đồ của Indonesia

Nguồn: http://chuyenphatnhanh.com/chuyen-phat-nhanh-tu-indonesia-ve-

viet-nam-gia-re.html

Jakarta- Thủ Đô và Trung tâm mua sắm lớn của Indonesia

Nguốn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Jakarta.jpg

Phụ nữ Islam ở Indonesia

Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%ACnh%20%E1%BA

%A3nh%20Ph%E1

Gia đình Islam ở Indonesia

Nguồn: https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%ACnh%20%

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở indonesia (Trang 28 - 40)