B. NỘI DUNG
2.2. Nội dung thông tin về phát triển kinh tế biển, đảo trên báo Tuổi Trẻ
2.2.1. Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển, đảo trên báo Tuổi Trẻ.
Phát triển kinh tế biển đảo trên báo Tuổi trẻ hướng đến các đề tài chủ yếu như là:
Việc khai thác hải sản trên các vùng biển có các tin, bài: Phóng sự “Mùa
biển thắng lớn” của Võ Minh số ra ngày 2/1/2013 nói về việc ngư dân ở vùng
biển Quảng Ngãi thu lợi lớn trong những chuyến đi biển đánh bắt cá xa bờ:
“Năm 2012, biển khơi thuận buồm xuôi gió, bất chấp những thời điểm khó khăn nhưng nhiều ngư dân Quảng Ngãi thu về tiền tỉ từ bám biển. Ngư dân lại đầu tư thêm để chuẩn bị một năm mới xa khơi tràn đầy hi vọng, niềm tin từ biển…”,
Tin “Ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm cá hố” của Minh Kỳ (23/3/2013) có nội dung là “Những ngày qua, nhiều tàu cá của ngư dân xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ
(Quảng Ngãi) trúng đậm cá hố. Sau vài ngày ra khơi đánh bắt, mỗi tàu cá thu được 2-4 tấn cá, với mức giá 62.000-120.000 đồng/kg như hiện tại, bình quân mỗi tàu lãi trên dưới 50 triệu đồng”.
GVHD: Hồ Dũng
“Mùa biển thắng lớn”, ảnh: Võ Minh
Khai thác dầu mỏ hay khoáng sản sẵn có từ biển có bài “Xuất khẩu cát từ
nạo vét luồng vịnh Vân Phong” của T. Phùng - L.C, Phóng sự “Nữ tỉ phú làng muối” của Trần Mai (8/3/2014). Những bài trong đề tài này khai thác về khía cạnh làm giàu từ biển nhờ những nguồn khoáng sản sẵn có mà biển ban tặng. Như trong bài phóng sự: Nữ tỉ phú làng muối nói về chị Lê Thị Mai cùng với nghề làm muối, gánh muối mà trở thành tỉ phú “Đôi quang gánh muối tảo tần ngày xưa trên tàu Bắc Nam xuôi ngược đã đưa người phụ nữ vùng muối trắng Phổ Thạnh (H. Đức Phổ, Quảng Ngãi) thành tỉ phú với nghề chế biến mực khô”.
“Nữ tỉ phú làng muối” ảnh: Trần Mai (8/3/2014)
Về khai thác dịch vụ, du lịch trên biển đảo có: tin “Hàng ngàn khách tàu
biển đến Việt Nam” của L.N ra ngày 15/2/2013; “Đưa khách du lịch đến nhà cổ Lý Sơn” của Văn Mịnh ra ngày 11/4/2013; “Phú Quốc trở mình đón khách” của
GVHD: Hồ Dũng
K.Nam-Q.Vinh (7/2/2014); “Tiếp tục mở cửa thị trường vận tải biển” của N. Bình (19/12/2013),… những tin, bài này chủ yếu nói về sự phát triển du lịch biển đảo, số lượng khách du lịch tham quan vùng biển đảo Việt Nam ngày càng tăng và tăng mạnh. Ngoài ra Việt Nam cũng đã tiếp tục mở cửa và đẩy mạnh thị trường vận tải biển như một dịch vụ giúp thúc đẩy du lịch, cũng như là kinh tế biển phát triển hơn nữa, “…tại hội thảo “Cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển - kinh nghiệm của Nhật Bản” tổ chức tại TP.HCM, bà Trần Thị Phương Nhung - ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương) - cho biết theo cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO, đến cuối năm 2014 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường vận tải biển cho tất cả dịch vụ. Theo đó, các quy định kinh doanh cảng biển sẽ thông thoáng hơn cho doanh nghiệp nước ngoài…”
Phát triển của cảng biển có liên quan đến phát triển kinh tế có tin “Ngành cảng biển phải giảm chi phí vận tải” của Mai Hương số ra ngày 17/2/2013; “Xót xa hệ thống cảng biển” của Bạch Hoàn – Đình Dân (ra ngày 27-
28/5/2013),… Với bài phóng sự “Xót xa hệ thống cảng biển”, tác giả đã chỉ ra những bất cập trong việc xây dựng và quy hoạch hệ thống cảng biển ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: Một số cảng được xây mới nhằm di dời cảng biển từ nội ô
TP.HCM ra vùng ven. Thế nhưng do hạ tầng không đồng bộ, quy hoạch kém, thiếu vốn nên có cảng xây dở dang, có cảng chỉ khai thác... “cầm hơi”; Không bị dừng dang dở như cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, cảng quốc tế Phú Hữu (tại phường Phú Hữu, Q.9, TP.HCM, do Công ty TNHH một thành viên Cảng Bến Nghé giữ hơn 85% cổ phần), đưa vào khai thác năm 2009. Nhưng bất hợp lý là suốt từ đó đến nay, cảng này vẫn không được khai thác một cách bình thường vì không có đường vào cảng.
GVHD: Hồ Dũng
Phóng sự nhiều kỳ:“Xót xa hệ thống cảng biển” của Bạch Hoàn – Đình Dân (ra
ngày 27- 28/5/2013)
Phản ánh những tiêu cực, những hạn chế mà nhà nước chưa làm được nhằm tạo điều kiện để nhà nước chú ý quan tâm hơn đến người dân đang mưu sinh bằng việc bám đảo, bám biển. Ở đề tài này có bài phóng sự: “Hòn đá bạc - thiên đường bị lãng quên” của Công Nguyễn số ra ngày 10/11/2013 hay loạt
phóng sự dài 3 kỳ “Tàu thuyền sợ nơi tránh bão” của Tấn Vũ - Hữu Khá - Trà Giang - Đức Bình số ra từ ngày 4 đến ngày 6/11/2013. Loạt bài này ghi nhận về tình trạng tàu thuyền sợ nơi tránh bão tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế… Hàng trăm tỉ đồng đã được đầu tư xây dựng các âu thuyền tránh trú bão cho ngư dân tại các tỉnh miền Trung. Thế nhưng khi hoàn thành thì hầu hết các âu thuyền này ngư dân đều không dám cho tàu thuyền đậu vì sợ đá ngầm, tàu va đập, song lớn đánh chìm… Tình trạng âu thuyền được đầu tư tiền tỉ rồi bỏ trống, tàu thuyền không dám vào xảy ra ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế… Trong đó có âu thuyền xây dựng các cọc bê tông giống như bãi chông “bẫy tàu”.
GVHD: Hồ Dũng
“Tàu thuyền sợ nơi tránh bão” của Tấn Vũ - Hữu Khá - Trà Giang - Đức Bình
(số ra từ ngày 4 đến ngày 6/11/2013).
Những khó khăn mà người dân sống bằng nghề biển đang gặp phải thì có bài Phản ánh: Cửa biển thành lạch sông ngư dân “mắc cạn” của V.C.Cầu số ra ngày 1/1/2013, phóng sự “Làng chài thiếu người đi biển” của Đ.Bình-T.Hoàng (15/10/2013). Ở bài Cửa biển thành lạch sông ngư dân “mắc cạn” nói về việc: Cổ Lũy, cửa biển lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, đang bị bồi lấp nghiêm trọng. Hơn 1.300 tàu, thuyền cùng hàng vạn ngư dân làm nghề cá huyện Tư Nghĩa rơi vào cảnh khó khăn. Cửa biển Cổ Lũy, nơi con sông Trà Khúc gặp vùng biển thuộc xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) trước đây sâu, tàu lớn nhỏ vào được, có bề rộng trên 500m. Giờ đây cửa biển chỉ còn một con lạch nhỏ rộng chừng 50m, nông lộ cả đáy biển. Chiều 29-12-2012, dù thủy triều lên nhưng hàng chục chiếc tàu cá đành “thúc thủ” bên trong cửa biển, không tàu nào dám vượt ra biển. Nguyên
GVHD: Hồ Dũng
nhân là mùa mưa năm nay không có lũ, nên cát sông Trà Khúc bồi lấp cửa biển nghiêm trọng hơn.
“Làng chài thiếu người đi biển” của Đ.Bình-T.Hoàng (số 7392, 15/10/2013)
Phát triển kinh tế biển đảo liên quan đến an ninh quốc phòng có bài “Việt
– Trung đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” của H. Giang
(1/6/2013), “Ngư dân phải là một lực lượng trên biển” của Xuân Long (3/6/2013). Trong bài “Việt – Trung đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ” đưa thông tin về việc: Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 31-5 cho biết đàm
phán vòng 3 cấp chuyên viên Việt Nam - Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 29 và 30-5. Hai bên đã trình bày kỹ hơn ý kiến về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ, nhất trí cùng bàn bạc để sớm tìm ra một khu vực có thể hợp tác cùng phát triển ở vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Hai bên cũng nhất trí thành lập tổ chuyên gia kỹ thuật
GVHD: Hồ Dũng
khảo sát chung vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ nhằm thực hiện các nhiệm vụ của đàm phán về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Như vậy việc đàm phán của Nhà nước ta nhằm giải quyết vấn đề về an ninh để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững hơn.
“Ngư dân phải là một lực lượng trên biển” của Xuân Long (số 7258, 3/6/2013)
Bên cạnh đó là việc đề cập đến các chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế cho khu vực biển đảo, hỗ trợ của nhà nước hướng đến biển đảo trên báo Tuổi trẻ có: Tin vắn “Hỗ trợ ngư
dân đánh bắt xa bờ 1,8 tỉ đồng” của Nguyễn Nam số ra ngày 23/1/2013, tin
“Đóng mới tàu cá được hỗ trợ tới 800 triệu đồng” của Đoàn Cường số ra ngày 1/9/2013, phóng sự “Kéo điện ngầm xuyên biển ra Phú Quốc” của Q.Khải - Q.Vinh (4/11/2013)… Những tin bài này nhằm cung cấp cho độc giả biết đến
GVHD: Hồ Dũng
những chính sách đường lối mà nhà nước đã, đang và sẽ thực hiện cho khu vực biển đảo trong những năm gần đây. Không chỉ như vậy việc thông tin này còn làm cho một bộ phận dân chúng biết được việc hỗ trợ cho biển đảo là rất cần thiết và cần được đẩy mạnh trong toàn thể nhân dân chứ không chỉ có Đảng và Nhà nước, Tức là, nhân dân cũng sẽ là một lực lượng, một nguồn nhân lực không thể thiếu để thúc đẩy cho kinh tế biển đảo đi lên.
“Kéo điện ngầm xuyên biển ra Phú Quốc” của Q.Khải - Q.Vinh (số 7412, 4/11/2013)
Ngoài ra còn nhiều khía cạnh khác, có tính phát triển cho các đề tài nói trên.
2.2.2. Thực trạng và giải pháp chung về phát triển kinh tế biển đảo trên báo Tuổi Trẻ. trên báo Tuổi Trẻ.
Nhìn chung về số lượng bài viết về phát triển kinh tế biển đảo có mặt trên tờ Tuổi trẻ là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa thực sự sâu sát vì chủ yếu là tin hoặc tin vắn, mà đặc điểm của thể loại này chỉ là nêu ngắn gọn, những gì chung nhất về sự việc, sự kiện con người. Trong khi đó thể loại bình luận hay xã luận
GVHD: Hồ Dũng
lại chưa phổ biến. Còn đối với phóng sự, mặc dù trên báo Tuổi trẻ cũng nhiều bài nhưng chưa thực sự vạch hết mọi mặt trên mặt báo được khiến cho việc thông tin về kinh tế biển đảo vẫn chưa được hiệu quả. Bên cạnh đó, báo Tuổi trẻ vẫn chưa hình thành tính định kì cho đề tài kinh tế biển đảo, mặc dù đề tài này rất quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể nói Việt Nam là
“Người nghèo ngồi canh "núi của" Biển Đông” vì chưa thực sự đề cao và tận dụng những gì mà biển đảo đã và đang cho mà chỉ ngồi nhìn hoặc khai thác chưa đúng cách.
Giải pháp chung về phát triển kinh tế biển đảo trên báo Tuổi trẻ:
- Đẩy mạnh hơn nữa các hình thức tuyên truyền biển, đảo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến luợc của biển, đảo nước ta, từ đó dẫn đến các hành động cụ thể với phương châm hiệu quả, thiết thực, đảm bảo tuyên truyền được duy trì thường xuyên, tạo bước chuyển biến mới.
- Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 373/QĐ-TUổI TRẻg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
- Tăng cường phối hợp đồng bộ giữa tờ Tuổi trẻ với các cơ quan báo chí khác, phát thanh, truyền hình, dân sự, quân sự, phát huy tốt vai trò của các tổ chức quần chúng..., tạo sức mạnh trong công tác tuyên truyền làm cho mỗi người dân và toàn xã hội hiểu sâu sắc những thuận lợi và khó khăn để đẩy mạnh khai thác, phát triển kinh tế biển.
- Tăng cường chức năng định hướng dư luận, giám sát và phản biện xã hội. Tờ Tuổi trẻ cần đặt ra mục tiêu góp phần đưa đến một hệ thống luật pháp chặt chẽ về công tác biển- đảo, phù hợp với Luật Biển và Công ước quốc tế. Đây là nhiệm vụ khó khăn song cũng đầy cao cả của báo chí.
GVHD: Hồ Dũng
- Về lâu dài, báo Tuổi trẻ cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các Bộ- Ban ngành đầu tư có chiều sâu cho những chuyên gia nghiên cứu về kinh tế biển Đông, biển- hải đảo để tăng cường nhiệm vụ tuyên truyền và phổ biến.
2.3. Hình thức thông tin về phát triển kinh tế biển, đảo trên báo Tuổi Trẻ2.3.1. Ngôn ngữ 2.3.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ được thể hiện ở loạt tin bài này không sắc sảo, không có tính bút chiến, đấu tranh như loạt bài nói về chủ quyền biển đảo. Thay vào đó là sự ngắn gọn, súc tích hay mềm mại, uyển chuyển nhằm chuyển tải những gì thật nhất về đời sống con người bám biển, bám đảo để mưu sinh. Bởi căn bản ở đề tài này Tuổi trẻ cũng chỉ chủ yếu viết bằng thể loại tin, tin vắn hoặc phóng sự mà đặc trưng của các thể loại này không phải là tính bút chiến.
2.3.2. Cách tổ chức, trình bày tác phẩm
Tuổi trẻ có cách tổ chức, trình bày nhiều tin tương tự nhau, vì bản chất của tin thể hiện chủ yếu bằng 5W + 1H. Nhưng ở thể loại phóng sự thì mỗi người lại có một cách viết khác nhau, cách đi vào lòng người không giống nhau. Còn với phản ánh, nó như là nơi để Tuổi trẻ cho bạn đọc thấy được khó khăn, thuận lợi ở đâu, tiêu cực, tích cực ở nơi nào… Có thể nói, báo in là nơi truyền tải thông tin tương đối hiệu quả hiện nay vì cách viết khá sâu sắc, và người đọc khi đọc báo in sẽ kỹ hơn, thấm hơn là khi “lướt” báo mạng hay chỉ nghe 1 lần ở báo phát thanh hoặc chỉ xem hình ảnh động trên báo truyền hình. Để có được sự chú ý của người đọc thì thường thông tin trên tờ Tuổi trẻ phải mới, nóng, thời sự. Nhưng bên cạnh đó, quan trọng không kém đó là cách trình bày, tổ chức tác phẩm qua cách đặt tít, cách bố trí hình ảnh hợp lý và kết cấu phải logic:
• Về tít: các tít ở những tin bài về kinh tế biển đảo trên báo Tuổi trẻ hầu hết được đặt một cách tường minh, không có sự cầu kì quá, không gây tò mò quá cho người đọc, nhưng nhiều tít phóng sự lại gây được sự chú ý cho bạn đọc bởi tính lạ hoặc cần thiết đối với một bộ phận người đọc. Phải khẳng định rằng ở loại bài này không hề có tít gọi là câu khách hay chạy theo thị hiếu bạn đọc, tức là tít tạo cảm giác thật, vừa nhìn tit là thấy ngay được thông tin này có cần thiết
GVHD: Hồ Dũng
cho bản thân hay không. Một số tin, bài mang đặc tính như vậy là: “Cấp điện cho Lý Sơn bằng cáp ngầm” của V. Minh , “Hàng ngàn khách tàu biển đến Việt Nam” của L.N,… phóng sự : “Mùa biển thắng lớn” của Võ Minh, “Xót xa hệ thống cảng biển” của Bạch Hoàn – Đình Dân.
• Về hình ảnh: hình ảnh được sử dụng khá linh hoạt, tức là không phải tin nào, bài nào cũng có ảnh, và có bài nhiều ảnh, có bài lại ít ảnh. Nhưng thường thì cũng chỉ có 1 đến 2 ảnh cho bài phóng sự và 1 ảnh cho tin. Tuy nhiên, thông tin về kinh tế biển đảo trên báo Tuổi trẻ chủ yếu là tin mà các tin thường là không có ảnh đi kèm, chính vì lẽ đó mà mảng đề tài kinh tế biển đảo này ít được độc giả chú ý. Người ta hay nói “ trăm nghe không bằng một thấy” nên hình ảnh đóng vai trò hết sức quan trọng và tờ báo này cần phải đề cao hơn về vấn đề hình ảnh đi kèm với tin cho mảng đề tài này nếu muốn độc giả quan tâm hơn.
GVHD: Hồ Dũng
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO