Hiện trạng khảo sát Radon môi trường tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp radon trong khảo sát địa chất môi trường (Trang 34 - 82)

Con người càng văn minh, nhu cầu về chất lượng cuộc sống càng lớn, càng đa

dạng. Xã hội càng phát triển, số tiêu chuẩn mới về chất lượng sống của dân chúng xuất

hiện càng nhiều và càng được cộng đồng quan tâm, đòi hỏi. Theo quy luật đó, trong

những năm gần đây, ở nhiều nước phát triển, dân chúng bắt đầu quan tâm đến phông phóng xạ môi trường nơi họ sống, đặc biệt quan tâm đến nồng độ khí Radon trong ngôi nhà họ ở, và xem đó như là một trong những tiêu chuẩn của cuộc sống văn minh.

Nhiều người đã biết rằng, quanh mình, khắp mọi nơi, đều có chất phóng xạ,

chúng tồn tại ngay từ khi quả đất hình thành, loài người sinh ra, và có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Không ít người đã ngần ngại, lo lắng hay thậm chí từ

chối sống ở một vị trí địa lý mà liều chiếu xạ vượt quá nhiều giá trị trung bình của thế

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

Ở Việt Nam có một số vùng có bức xạ lên đến 4 pCi/năm. Đặc biệt, tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ đã lấy nhiều mẫu đất và đo đạc vào tháng 9 vừa qua, đã khám phá rằng mức phóng xạ là 10,27 mSv/năm, gấp 10

lần mức phóng xạ trung bình mà một người dân bình thường tiếp nhận trong một năm. Trước nguy cơ tiếp nhiễm do phóng xạ tự nhiên hay phóng xạ nhân tạo, Việt Nam hiện

có Cục Kiểm soát và An toàn Bức xa (KSATBX) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Còn Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ đã được ban hành vào năm 1996.

Xuyên qua các tai nạn thất thoát gần đây. Vào cuối tháng sáu, Cục KSATBX đã gửi công văn cho các Sở KH&CN địa phương yêu cầu kiểm soát nguồn phóng xạ thường

gặp trong công tác tháo gỡ mức xả tự động trong công nghệ ciment. Tuy nhiên, vì trong thiên nhiên và một số vật liệu xây dựng trong nhà ở có chứa một số bức xạ, như

gạch men Đà Nẵng, gạch men nâu, đá granite có hàm lượng thay đổi từ 0,6 đến 1,22 mSv/năm. Điều đó có thể gây tác hại cho người sống thường xuyên trong nhà được

xây dựng bằng vật liệu trên.

Thêm nữa, trong môi trường sống của chúng ta hiện tại, có khoảng 80% bức xạ

tự nhiên do khí Radon từ thiên nhiên góp phần vào. Do đó, cần có một liệu pháp nhằm ngăn chặn tối đa sự hiện diện của Radon trong môi trường sống.

Ở Hà Nội, theo các kết quả khảo sát bởi nhóm chuyên gia (N. Q. Long, T. T. Mai, D.V. Thắng, N.T. Hậu) của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, liều chiếu xạ

nói trên cũng xấp xỉ với nhiều nước. Như vậy, có thể khẳng định rằng, môi trường

phóng xạ tự nhiên ở Hà Nội là bình thường, hay nói cách khác, tiêu chuẩn về môi trường phóng xạ tổng quát ở Thủ đô có thể xem là tốt. Tuy vậy liều chiếu xạ tổng cộng nói trên chưa phải là tất cả. Đáng quan tâm hơn nữa là một nguyên tố phóng xạ tự

nhiên – Radon (ký hiệu Rn). Chính nồng độ Radon mới ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Nồng độ Radon trong một căn phòng, một ngôi nhà đã trở thành một trong

những tiêu chuẩn sống cần thiết.

Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu do Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội chủ trì, nồng độ khí phóng xạ Radon tại nhiều điểm, ngoài trời và trong nhà khu vực Hà Nội

(cũ) cũng đã được khảo sát bởi nhóm nghiên cứu nói trên của Viện Khoa học và Kỹ

thuật Hạt nhân. Nồng độ khí Radon ngoài trời ở 231 địa điểm khác nhau đã được đo.

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

Radon trong nhà ở. Nhóm nghiên cứu đã đặt đêtectơ theo dõi Radon ở 40 căn phòng của thành phố Hà Nội trong 3 tháng liên tục, 2 lần vào năm 2007 và 2008. Kết quả cho

thấy nồng độ Radon ở nơi thấp nhất đo được là 7,2 Bq/m3, nơi cao nhất là 138 Bq/m3 và trung bình là 38,3 Bq/m3 (Ở các nước trên thế giới và khu vực khoảng 26 Bq/m3). Kết quả khảo sát nồng độ Radon trong nhà (và cả ngoài trời) lần này cao hơn

khảo sát trước đây, năm 1996, bởi nhóm đề tài KC.09.18. Sự tăng cao này liên quan

đến sự phát triển mật độ nhà, sự xuất hiện nhiều nhà cao tầng và phổ biến hơn trước

trong việc dùng phòng lạnh kín. Tất cả những yếu tố trên đều tăng lượng Radon từ vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu xây dựng phát ra và lưu giữ chúng lâu trong các gian phòng.

Dù sao, các số liệu khảo sát Radon ở Hà Nội cũng có thể xem như tương đương

với ở các khu dân cư ở các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, chưa

gây điều gì đáng quan ngại cho cộngđồng dân cư Thủ đô. Tất nhiên, cũng cần lưu ý

đến sự xuất hiện nồng độ Radon tương đối cao (138 Bq/m3) ở một căn phòng Hà Nội,

con số đó vượt quá tiêu chuẩn quy định của nước Mỹ. Chắc đây chưa phải là trường

hợp có độc hại Radon cao duy nhất, vì chỉ mới có một số lượng rất nhỏ, 40 căn phòng

ở Hà Nội được khảo sát. Hẳn sẽ còn có nhiều căn phòng, ngôi nhà có nồng độ Radon

vượt quá con số 138 Bq/m3 nói trên.

Điều này đặt ra nhu cầu tiếp tục khảo sát với một mật độ dày hơn nữa các căn

phòng, với các ngôi nhà xây dựng bằng vật liệu khác nhau, kết cấu khác nhau, cao độ

khác nhau, vị trí địa lý khác nhau. Để từ đó có những kết luận đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn. Và từ đó rút ra được những kết luận có ý nghĩa, đưa ra những khuyến cáo bổ ích

cho cộng đồng dân cư ở Thủ đô. Bắt đầu từ Hà Nội và dần dần mở rộng ra các địa phương khác. Đồng hành với xu hướng tăng dần từ những tiêu chuẩn sống tối thiểu

của một thời kỳ chỉ lo "cơm áo" đến những tiêu chuẩn sống cao hơn của thời đạivăn

minh của Việt Nam chúng ta.

Theo một điều tra đánh giá của các chuyên gia thuộc Liên đoàn Vật lý địa chất

và Hội Địa vật lý Việt Nam trên 54 đô thị trong cả nước về đo nồng độ khí Radon trong không khí ngoài trời và trong nhà ở cho thấy: Tại 761 điểm khảo sát, nồng độ

Radon trong không khí dao động từ 1,0 - 37,9 Bq/m3 (trừ các vị trí gần dị thường

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

mức nồng độ Radon vượt quá mức giới hạn 150 Bq/m3. Như vậy, theo công bố của

thế giới, nồng độ Radon trong không khí ở Việt Nam nằm ở mức trung bình, nhưng

nồng độ Radon trong nhà tương đối cao ví dụ như một số điểm của các địa phương:

Hà Nội, Đà Nẵng, Điện Biên, Huế, Đồng Hới, Sầm Sơn (Thanh Hoá)... Cũng theo khảo sát này, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện nhà ở quá chật chội, nhà thấp và không thông thoáng. Còn theo TS Nguyễn Hào Quang - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật

và Ứng phó sự cố (Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân), Radon có thể được xem như là một nguồn phóng xạ tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của con người.

Trong đó, nồng độ Radon trong nhà chiếm tới 95%. Nồng độ này phụ thuộc

nhiều vào kiểu nhà, vật liệu xây dựng, nền địa chất nơi chọn xây dựng nhà ở.

Những ngôi nhà có mức nồng độ Radon vượt mức giới hạn là loại có kiểu kiến trúc

không thông thoáng, xây dựng bằng đá granit, nhà xây dựng trên nền địa chất có cường độ phóng xạ cao như: Trên nền đá magma, trên các dị thường sa khoáng ven

biển (ilmenit, titan...), trên các đứt gãy địa chất, hoặc vật liệu xây dựng nhà như gạch, ngói đốt bằng những loại than có hoạt độ phóng xạ cao...

3.2.2 Hiện trạng khảo sát Radon Địa chất tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, ở ngoài khơi phía nam biển Đông thường xuất hiện

những chấn tâm động đất, trong số đó, có hai trận động đất xảy ra ngày 26/8/2002 và 14/9/2002 tại phạm vi Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, vào tối ngày 5/8/2005, một trận động đất đã xảy ra ở ngoài khơi Vũng Tàu, với chấn tâm nằm ở vị trí 7,69 độ vĩ Bắc; 107,09 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 30 km, chấn cấp cực đại Mmax vào khoảng từ 4 đến 5 độ Richter, chấn động cực đại ở chấn tâm đạt cấp 7/12 (theo thang

MSK-64) [GEOFON]. Trận động đất này đã gây ra chấn động trên đất liền ở các nơi như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…Càng xa chấn tâm mức độ ảnh hưởng càng giảm xuống. Vào trưa hôm sau, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và ngoài

khơi vùng biển Bà Riạ - Vũng Tàu lại xảy ra thêm một trận động đất khác có quy mô và cường độ tương đương với trận động đất diễn ra một ngày trước đó. Mới đây nhất là vào 4/4/2006, người dân một số khu vực thuộc thị xã Vũng Tàu lại cảm nhận được các rung động nhẹ…

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

Sài Gòn chạy qua, đã và đang ghi nhận được hiện tượng sạt lở bờ sông. Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2003, đã có ít nhất 10 vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng, làm chết 7 người. Ngày 8/7/2002, đã xảy ra sạt lở bờ sông dài trên 200 m thuộc địa phận Công

ty Than Miền Nam, làm mất 4000 tấn than. Một tuần sau đó, ngày 14/7 xói lở bờ

nghiêm trọng lại xảy ra tại số nhà 1002, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, làm sụp một dãy

nhà và đất dài 30 m, rộng 6 m [3]. Vẫn tại đây, rạng sáng ngày 8/6/2005 lại xảy ra một

vụ sạt lở nữa, ăn sâu vào bờ 15 m. Dòng nước sông Sài Gòn đã cuốn trôi toàn bộ hệ

thống kè dài 41 m vừa thi công xong cùng với một ngôi nhà thuỷ tạ rộng 28 m2 [Báo

điện tử Vnexpress, ngày 8/6/2005]…

Những hiện tượng động đất, sạt lở bờ sông nói trên cần được nghiên cứu từ góc độ nội sinh, có nguyên nhân là do hoạt động của đứt gãy kiến tạo. Đã có rất nhiều

công trình khoa học ở trong và ngoài nước đã và đang ứng dụng kỹ thuật đồng vị

Radon (hay đơn giản là Radon) để nghiên cứu hoạt động của đứt gãy gây nên động đất, nứt đất, sạt lở đất [1, 2, 6-16]. " Trích tạp chí ĐỊA CHẤT, loạt A, số 295, 7- 8/2005) " Trong bài báo " ứng dụng đồng vị Radon nghiên cứu hoạt động đứt gãy của sông Sài Gòn, liên quan đến sạt lở bờ sông và hoạt động địa chấn ngoài khơi

phía Nam Việt Nam " đã trình bày kết quả thử nghiệm nghiên cứu hoạtđộng của đứt

gãy Sông Sài Gòn bằng kỹ thuật đồng vị Radon. Một ứng dụng rất thực tế và thực tiễn

trong nghiên cứu nền địa chất Việt Nam. Và để giải thích cho những hiện tượng nêu trên bài báo trên đã ứng dụng phương pháp đồng vị Radon và đưa ra một số kết luận

sau :

Đứt gãy Sông Sài Gòn đang tái hoạt động trong thời kỳ hiện đại.

Hiện tượng sạt lở bờ sông Sài Gòn, đặc biệt là khu bán đảo Thanh Đa, có thể liên

quan đến sự hoạt động của đứt gãy Sông Sài Gòn chạy sát bán đảo này.

Đứt gãy Sông Sài Gòn hoạt động trở lại trong thời kỳ hiện đại có thể là nguyên nhân gây nên một số trận động đất ngoài khơi phía nam Biển Đông xảy ra gần đây, đặc

biệt là tại nơi giao cắt của nó với đứt gãy Phan Thiết - Cà Mau, khi chấn tâm của

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

Công trình này là kết quả của đề tài NCCB do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ và đạt đựoc kết quả rất khả quan mở ra một chiều hướng mới củng cố cho thăm dò địa

chất nói chung và địa vật lý nói chung.

Ngoài ra, để điều tra các dạng tai biến địa chất như: trượt lở đất đá, nứt đất, sụt đất, phun tro núi lửa... sử dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý như: đo địa chấn

khúc xạ, đo sâu điện, đo Radon, đo tổng hoạt độ Alpha, đo hơi thuỷ ngân trong đất.

Các kết quả bước đầu cho phép dự báo được sự có mặt của các đứt gãy trong vùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đang trong giai đoạn hoạt động. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự trượt lở đất đá,

sụt đất ở các vùng có các đứt gãy kiến tạo chạy qua. Phương pháp Radon cũng là một phương pháp nghiên cứu khoa học đóng góp một độ chính xác khá cao củng cố cho các phương pháp Địa Vật Lý đạt hiệu quả cao nhất.

Trích tạp chí địa chất, loạt A, số 301 ngày 7/8/2007 : Từ năm 2003 đến nay, Liên

đoàn Vật lý Địa chất phối hợp với Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Trung đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu các hiện tượng tai biến địa chất dọc ven biển Nam Trung Bộ từ Khánh Hoà đến Bình Thuận. Ngoài các phương pháp điều tra truyền thống phục vụ điều tra tai biến địa chất như: địa chất - địa mạo, ĐCTV-ĐCCT, địa hoá, viễn thám... các phương pháp địa vật lý tỏ ra rất có hiệu quả trong việc điều tra các loại tai biến địa

chất kể trên.

Nhiệm vụ đặt ra cho các phương pháp địa vật lý là:

- Xác định sự có mặt của các đứt gãy kiến tạo sâu nằm dưới lớp phủ hoặc trong đá

gốc và hiện trạng của nó.

- Xác định tính chất của các đứt gãy gây sụt lún như: độ sâu, góc dốc, mức độ phá

huỷ thông qua các tham số địa vật lý: vận tốc truyền sóng đàn hồi V của các lớp đất đá, modul biến dạng E, hệ số Poisson, điện trở suất... và đánh giá mức độ hoạt động

của chúng. Và một trong phương pháp các chủ lực để thăm dò là sử dụng phương pháp đo đồng vị Radon.

Ta có thể nhận thấy phương pháp đo Radon cũng đang được thực hiện rộng rãi và mang một số đặc trưng trong thăm dò địa chất tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng đạt được những kết quả khá khả quan trong thăm dò đại chất khu vực.

HVTH: Nguyễn Thị Như Dung HDKH: TS. Nguyễn Ngọc Thu

4.1 Công tác thực địa đối với quy trình đo đạc Radon trong địa chất 4.1.1 Tổng quan công tác thực địa

Mặc dù yêu cầu của công việc và mục đích thực hiện có thể khác nhau nhưng các bước chuẩn bị cho công tác đo khí phóng xạ Radon vẫn phải được tiến hành một

cách đầy đủ và nghiêm túc dựa trên tiêu chuẩn 5919-1 (28/6/2006) của Bộ Tài nguyên

Môi trường quy định.

Công tác thực địa được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuẩn bị máy móc, thiết bị. Giai đoạn 2: Quy trình thực hiện đo. Trong giai đoạn 1 cần chú ý các bước sau:

Bước 1: Kiểm định máy

Rad 7 là loại máy chuyên dụng với các thông số chế tạo, nên các thiết bị kiểm định máy đảm bảo chất lượng. Khi làm việc giá trị nồng độ khí phóng xạ được đưa ra ở đơn vị chuẩn là Bq/m3 hoặc pCi/ m3

.

Bước 2: Kiểm tra máy

Hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật như sau:

- Đặt máy in vào vị trí đã định trên mặt máy và bật công tắc nguồn của máy in.

- Nối với nguồn điện áp xoay chiều 220V (nếu có) và bật công tắc nguồn điện

của máy.

- Nếu máy in ra được thông số cài đặt máy trên màn hình có chữ test là máy làm việc bình thường. Trong tất cả các trường hợp khác, cần phải xem lại nguồn điện (pin hoặc điện lưới), độ ẩm trong máy.

Bước 3: Bảo quản và sử dụng máy

- Bảo quản máy nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ cao hoặc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp radon trong khảo sát địa chất môi trường (Trang 34 - 82)