B. PHẦN NỘI DUNG
3.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm
Giờ dạy học thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng đề tài: "Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK Ngữ Văn 10".
Tuy nhiên, với số lượng giờ thực nghiệm còn ít ỏi và chưa có điều kiện mở rộng địa bàn thực nghiệm nên chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với kết quả đạt được. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
C - PHẦN KẾT LUẬN
Truyện Kiều đã đưa vào dạy học trong nhà trường phổ thông và Đại học
từ lâu. Người ta cũng đã bàn bạc nhiều về dạy và học Truyện Kiều trong nhà trường. Song hiệu quả của việc dạy và học Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông còn đang là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài một số giờ học để lại ở học sinh ấn tượng sâu sắc về cuộc đời chìm nổi và nhân cách cao đẹp của nàng Kiều, về tài năng kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du của một số nhà giáo đầy tâm huyết và tài năng thì còn lại là những giờ học buồn tẻ. Thực trạng đó đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm hi vọng có thể đóng góp chút ít vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học kiệt tác Truyện Kiều cho thế hệ trẻ ngày nay.
2. Đề tài nghiên cứu đã được triển khai theo một quy trình hợp lí: từ nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết đến khảo sát thực tiễn dạy và học
Truyện Kiều trong nhà trường hiện tại, rồi xác định hướng dạy các đoạn trích
và thực nghiệm sư phạm.
Trong quá trình triển khai đề tài người làm luận văn gặp không ít khó khăn: thế hệ trẻ ngày nay, bao gồm cả thầy và trò, không yêu thích Truyện Kiều như các thế hệ ông cha ta thời xưa, bởi nội dung Truyện Kiều là nhiều
điều đã quá xưa cũ đối với họ, thêm vào đó là việc hiểu từng câu chữ trong
Truyện Kiều không đơn giản…
Ngoài ra, việc dạy và học văn trong nhà trường vẫn chạy theo lối dạy tràn lan, cái gì cũng nói tới, nhưng không có điều gì là cặn kẽ và rành rẽ. Bởi vậy, sau những giờ học về Truyện Kiều hiểu biết của học sinh về đại thi hào
Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều chưa đầy đủ và chính xác. Luận văn đã
làm rõ thực trạng đó qua phần khảo sát thực tế.
3. Khác với trước đây, ngày nay có nhiều tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy học môn Ngữ văn (Sách giáo viên, sách tham khảo các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loại). Do vậy, luận văn cũng đã khảo sát và trình bày những định hướng dạy học của các tài liệu tham khảo đó đối với từng đoạn trích. Từ đó, luận văn đề xuất định hướng dạy học mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những người đi trước. Định hướng dạy học cho từng đoạn trích của luận văn cũng được cụ thể hóa hơn bằng những thiết kế bài học cụ thể cho từng văn bản Truyện Kiều
được trích dẫn vào SGK Ngữ văn 10.
Để kiểm chứng cho những đề xuất của mình, người làm luận văn đã tiến hành dạy thực nghiệm tại một vài trường nơi người làm luận văn đang công tác: tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy phương án dạy học do luận văn có tính khả thi và có hiệu quả nhất định.
4. Tuy vậy, do năng lực người làm luận văn có chút ít hạn chế, vấn đề nghiên cứu lại không dễ dàng, điều tra thực tiễn và dạy thực nghiệm chưa được rộng khắp và nhiều lần nên vấn đề nghiên cứu ở đề tài này chỉ là xới xáo bước đầu, vấn đề cần được tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi thêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh: Từ điển truyện Kiều, NXB Khoa họa xã hội - Hà Nội 1974.
2. Hoàng Hữu Bội: Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục – 2006.
3. Nguyễn Du: Truyện Kiều, NXB Văn hóa – Hà Nội 1993.
4. Nguyễn Du: Truyện Kiều, NXB ĐH, THCN - 1973.
5. Trịnh Bá Đĩnh: Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục – 1999.
6. Nguyễn Văn Đường: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, NXB Hà Nội – 2008.
7. Dương Quảng Hàm: Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, Việt Nam văn
học sử yếu.
8. Hoài Hương: Truyện Kiều những lời bình, NXB Văn hóa thông tin – Hà Nội 2000.
9. Lê Đình Kị: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1970.
10.Vũ Văn Kính: Tìm nguyên tác Truyện Kiều, (khảo hiệu) NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm nghiên cứu Quốc học – 1998. 11.Đặng Thanh Lê: Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục – 1999.
12.Đặng Thanh Lê: Truyện Kiều và thể loại truyện nôm, NXB Khoa học xã hội
- Hà Nội 1979.
13.Lê Xuân Lít: Dạy và học Truyện Kiều – Những vấn đề cần bàn, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội – 2007.
14.Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên): SGK Ngữ văn 10 (tập I) NXB Giáo dục
– 2006.
15.Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên): SGV Ngữ văn 10 (tập I) NXB Giáo dục
– 2006.
16.Phan Trọng Luận (chủ biên): Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục – 2006.
17.Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội – Hà Nội 1985.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18.Nguyễn Khắc Phi(chủ biên): Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10,
NXB Giáo dục – 2007.
19.Trần Đình Sử (chủ biên): SGK Ngữ văn 10 (tập I), Ban khoa học xã hội và
nhân văn, NXB Giáo dục - 2006.
20.Trần Đình Sử (chủ biên): SGV Ngữ văn 10 (tập I), Ban khoa học xã hội và
nhân văn, NXB Giáo dục - 2006.
21.Trần Đình Sử: Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục – Hà Nội 2005.
22.Hoài Thanh: Một vài ý kiến về quyển “Nguyễn Du và Truyện Kiều của ông
Nguyễn Bách Khoa”. Nguyệt san số 238 – 1943.
23.Hoài Thanh: Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
– Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục năm 2001.