Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
o Quan trọng hàng đầu là xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Nhất thiết phải xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Lại lấy ví dụ về gạo để minh hoạ cho tầm quan trọng của việc này.
Từ những năm 1990, gạo Việt Nam có xuất xứ từ Cần Thơ đã được các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu đi nhiều nước dưới thương hiệu ARI, với giá lên đến 300 USD/tấn. Trong khi cũng cùng chủng loại, các doanh nghiệp Việt Nam bán với giá chưa tới 200 USD/tấn, thậm chí còn không bán được!”.
Thông tin trên được GS. Võ Tòng Xuân đưa ra tại hội thảo “Gạo Việt Nam - vấn đề chất lượng, thị trường và thương hiệu” tổ chức vào ngày 30/5 tại Cần Thơ. GS. Võ Tòng Xuân kết luận: “Đây chính là giá trị của thương hiệu. Bởi doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu gạo Việt Nam với thương hiệu nổi tiếng ARI, còn doanh nghiệp Việt Nam thì ngược lại”.
Có thẻ giá bán của nông sản có thương hiệu chỉ cao hơn hàng cung loại không có thương hiệu từ 2-5-$/tấn, nhưng bù lại sẽ rất ít bị than phiền về chất lượng-điểm yếu mà các doanh nghiệp khác thường gặp phải. Tuy nhiên chất lượng kém, làm sao xây dựng thương hiệu!
Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam không phải là vấn đề mới, bởi từ lâu đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đi nước ngoài với thương hiệu Việt. Điển hình nhất là thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Muốn nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định.
Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình.
o Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU.
Do đặc điểm kênh phân phối của Eu, để thâm nhập thị trường EU một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng nhiều phương thức kinh doanh để thâm nhập vào thị trường EU: như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp. tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán ở các nước EU tại Việt Nam. Liên doanh dưới hình thức: sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Theo hình thức này các nhà xuất khẩu Việt Nam nên mua nhãn hiệu hàng hoá của các nhà sản xuất nổi tiếng châu Âu để gắn vào sản phẩm của mình rồi tung vào thị trường EU. Sau một thời gian khi người tiêu dùng đã quen thì chúng ta tiến hành gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất Việt Nam bên cạnh nhà sản xuất châu Âu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu đối với loại sản phẩm có gắn hai nhãn hiệu bắt đầu tăng nhanh thì các nhà sản xuất Việt Nam có thể bóc nhãn hiệu của nhà Về phía các doanh nghiệp:
Cần tận dụng và khai thác tối đa những công ty của người Việt Nam ở EU, bởi họ hiểu rất rõ thị trường tiêu dùng đến phương thức tiếp cận và thâm nhập vào các kênh phân phối của EU.Ngoài ra có thể thấy rằng con đương ngắn nhất để xâm nhập thị trường EU là kinh doanh qua mạng, vì hiện nay thanh toán điện tử và bán hàng qua interrnet rất phổ biến ở châu Âu.
Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau. Dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả... và cần phải nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường EU; Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
dùng; Hạ giá thành sản phẩm: Đảm bảo thời gian giao hàng; Duy trì chất lượng sản phẩm.
o Tăng cường đầu tư và hoàn hệ thống thông tin về thị trường.
Trên thực tế các doanh nghiệp nhập khẩu EU cũng như người tiêu dùng chưa có nhiều thông tin lắm về sản phẩm của Việt Nam. Cac doanh nghiệp chúng ta cung không nắm bắt một cách kịp thời và chính xác thông tin về nhu cầu của thị trường.Thế nên mới có chuyện năm 2000 ,dù giá gạo thế giới đang hạ
chúng ta đang giảm đột ngột khối lượng xuất khẩu ,gom hàng lại để đến năm sau tung ra bán với giá 167 USD/tấn ,một mức giá bình thấp kỷ lục của thế giới .Tiếp theo năm 2002 mặc dù giá gạo xuất khẩu đã phục hồi (224USD/tấn) chúng ta cũng bội thu nhưng một lần nữa chúng ta giảm số lượng xuất khẩu và gom hàng lại , để rồi khi giá xuống chỉ còn gần 189USD/tấn trong năm 2003 ta lại bán ra [4;4 ].Việc giữ lại cả triệu tấn gạo ở thời điểm đang hạ giá trong một thời gian dài khiến chất lượng hàng bị giảm rồi tung ra thị trường vào lúc gạo đại hạ giá đã đem lại một bài học đắt giá về tìm hiểu và nắm chắc thị trường.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng. Tận dụng tốt nguồn thông tin từ đội ngũ Việt Kiều ở châu Âu. Đây cũng là một biện pháp để đối phó với các vụ kiện thương mại (kiện chống bán phá giá ,chống trợ cấp hoặc tự vệ ).Bên cạnh biện pháp phòng tránh tốt nhất là nâng cao giá trị hàng hoá, việc có đầy đủ thông tin bằng cách như tuyên truyền ,xây dựng và cập nhập cơ sở dữ liệu về tình hình thương mại liên quan đến sản phẩm ,thu nhập thường xuyên về ngành sản xuất nội địa nước xuất khẩu để cảnh báo kịp thời các nguy cơ ,chuẩn bị sẵn các chứng cứ cần được thực hiện thường xuyên liên tục bởi nhiều chủ thể, nhà nước ,bản thân doanh nghiệp và hiệp hội. Vì các biện pháp này mang tích lâu dài nên việc thiết kế các cơ sở tương ứng cần tính đến yếu tố này .
o Xây dựng hiệp hội ngành hàng.
Trong những năm vừa qua , ở Việt Nam, hầu hết các ngành xuất khẩu chủ lực đều đã có Hiệp hội như hiệp hội lương thực(VIETFOOD) hiệp hội chè (VISTA) hiệp hội cà fê ca cao (VCOFA) hiệp hội hồ tiêu (VPA)…tuy nhiên đén nay vẫn chưa có một văn bản pháp lí nào quy định về địa vị pháp lí của hiệp hội ngàng hàng. Không thể phủ nhận vai trò của hiệp hội ngành hàng được, nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước, là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế, cũng là người hoạt động xúc tiến thương mại, thu thập cung cấp thông tin. Vì thế với nông sản
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Việt Nam, xây dựng các hiệp hội và làn thế nào để các hiệp hội hoạt động có hiệu quả hơn nữa sẽ nâng cao hơn rất nhiều khả năng cạnh tranh cũng như xâm nhập thị trường của nông sản Việt Nam.
Cuối cùng tự bản thân các doanh nghiệp phải hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh xuất khẩu: như nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh, kiến thức về cơ chế thị trường, về mở cửa hội nhập, về ngoại ngữ, về nghiệp vụ marketing quốc tế, kỹ năng đàm phán, phương pháp thu thập và xử lý thông tin thị trường, đẩy mạnh hoạt động công tác khuếch trương xuất khẩu …Để có thể hoàn thành tốt vai trò của những nhà xuất khẩu hoặc cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
Kết luận : việc tăng cường xuất khẩu nông sản nước ta vào EU đòi hỏi phải thực hiện kết hợp nhiều biện pháp có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ngành, các doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ vì lợi ích quốc gia và lợi ích của người sản xuất, kinh doanh nông sản xuất khẩu.
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
KẾT LUẬN
Dù còn nhiều thiếu sót xong chúng em đã nỗ lực cố gắng hết sức. Bài tiểu luận đã giải quyết được nhứng vấn đề theo đúng mục đích đặt ra.
Đã chỉ rõ tại sao Eu lại bảo hộ đối với nông sản, nghiên cứu một cách khá chi tiết các biện pháp bảo hộ, so sánh được với một số nước. Đã chỉ ra được những ảnh hưởng của nó đối với nông sản Việt nam, được chứng minh bằng một vài ví dụ cụ thể thông qua kết quả xuất khẩu nông sản vào Eu cuả chúng ta trong thời gian qua.Đồng thời đánh giá được những lợi thế của nông sản nước nhà, chỉ ra những mặt lợi thế và bất lợi thế. Từ đó phân tích đưa ra và chứng minh các cách giải quyết cho nông sản trong thời gian tới. Nội dung các phần theo chúng em đã có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất. Chúng em hi vọng bài tiểu luận đáp ứng được những yêu cầu mà môn học và các thầy cô đặt ra.
Chúng em xin nhận mọi sự góp ý của thầy ciô và các bạn, xin hứa sẽ tìm hiểu lại để sửa chữa, bổ sung cho bài tiểu luận thật hoàn chỉnh.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam