3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.2.3.3. Vai trò của huy động vốn đứng trên góc độ nền kinh tế:
Thứ nhất, hoạt động huy động vốn giúp thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tiết kiệm và đầu tư luôn luôn đi kèm với nhau, và là những cơ sở nền tảng quan trọng của nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trong khi tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát
triển sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư, thì đồng thời đầu tư cũng góp phần khuyến khích, gia tăng tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các trung gian tài chính mà tiêu biểu là ngân hàng thương mại. Thông qua các hình thức, các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm được chuyển thành các khoản đầu tư góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn giữa các ngành, giữa các vùng miền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội, dự án đầu tư luôn được tạo điều kiện để thực hiện.Quá trình tái sản xuất mở rộng cũng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn bởi hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy huy động vốn có thể thực hiện bằng nhiều kênh như: thông qua thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là hình thức chủ yếu, quan trọng nhất, và mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, huy động vốn trong ngân hàng thương mại giúp ổn định, phát triển thị trường tài chính, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Hiện nay kênh huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đang có những đóng góp không nhỏ vào công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Không những thế, việc lưu thông, mua bán các công cụ nợ này cũng góp phần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính. Bên cạnh đó việc tăng giảm lãi suất trong chính sách huy động vốn của các ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương cũng giúp kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả trong nền kinh tế.