Những mặt hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc (Trang 83 - 85)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.1.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những những ưu điểm cơ bản, trong quá trình quản lý và sử dụng kế toán nguyên vật liệu còn một số hạn chế sau:

- Về công tác quản lý nguyên vật liệu.

+ Khâu thu mua và vận chuyển: Nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ các địa phương lân cận, nên việc vận chuyển tốn kém ít chi phí. Tuy nhiên, đôi khi chỉ tiêu về chất lượng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của công ty.

+ Khâu sử dụng: việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp vẫn chưa hiệu quả, còn gây nhiều lãng phí, chưa tận dụng được các phế liệu. Bởi chưa có chính sách quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp một cách hợp lý. Chưa tạo được đức tính tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên vật liệu của công nhân.

+ Khâu dự trữ, bảo quản: Công ty hiện tại đang có 02 kho đựng nguyên vật liệu dự trữ. Tuy nhiên, cũng có thời gian nguyên vật liệu mua về dự trữ cho sản xuất thì hai kho không đảm bảo chứa hết các loại nguyên vật liệu. Trong trường hợp đó, nhiều nguyên vật liệu phải để ngoài sân kho. Với đặc điểm dễ bị ảnh hưởng của thời tiết như: mưa, gió, bão...thì không được che đậy cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng nguyên vật liệu bị mất giá trị và giảm chất lượng.

Ngoài ra, việc sắp xếp nguyên vật liệu trong kho chưa thật hợp lý bởi nhiều khi một loại nguyên vật liệu lại được để ở kho khác nhau, do nhiều thủ kho quản lý. Đến cuối tháng, khi kế toán tiến hành tổ chức đối chiếu số liệu với thủ kho sẽ bị mất nhiều công sức bởi cùng một loại nguyên vật liệu phải đợi số liệu tổng hợp từ nhiều kho gửi lên thì mới có thể tổng hợp được số liệu kế toán. + Nhân viên chưa phát huy được hết tính sáng tạo, vẫn còn thái độ ỷ lại trong việc sử dụng nguyên vật liệu.

+ Công tác kiểm nghiệm vật tư: Công ty hiện đã có tổ KCS riêng nhưng việc bố trí các nhân viên KCS trong quá trình quản lý và bảo quản nguyên vật liệu chưa nhiều. Khi nguyên vật liệu về tới công ty, thường thì không có bộ phận KCS đứng giám sát kiểm tra chất lượng lô hàng ngay cùng với thủ kho, mà chỉ có nghi ngờ phát hiện những lô hàng nào không đúng phẩm cách thì mới tổ chức tiến hành cùng phòng kỹ thuật vật tư kiểm tra. Cách này chưa thực sự khoa học và phát hiện kịp thời ngay được các lô hàng kém chất lượng.

+ Phương pháp kiểm nghiệm chất lượng: Do số lượng nguyên vật liệu nhập kho của công ty tương đối lớn, vì vậy công ty đang áp dụng phương pháp kiểm nghiệm là phương pháp chọn mẫu. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là có thể phản ánh không chính xác về chất lượng nguyên vật liệu nhập kho. Nhất là trường hợp mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung ứng khác nhau.

- Về công tác kế toán nguyên vật liệu:

+ Về phân loại nguyên vật liệu: Doanh nghiệp có phân chia thành 2 loại nguyên vật liệu, đó là, nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Tuy nhiên, khi hạch toán thì kế toán chỉ sử dụng 1 loại tài khoản, TK152 - nguyên vật liệu, dùng chung cho cả hai loại trên.

+ Việc hạch toán tổng hợp tình hình biến động nguyên vật liệu: Đối với những nguyên vật liệu có giá trị lớn hoặc yêu cầu về chất lượng vật liệu cao hoặc một loại vật liệu nhưng có nhiều quy cách khác nhau, với đơn giá khác nhau dễ gây nhầm lẫn thì trước khi tiến hành nhập kho và viết phiếu nhập kho công ty nên tiến hành kiểm nghiệm vật tư và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc (Trang 83 - 85)