Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Đề ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan (Trang 25 - 26)

Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và các Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc rẳng: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải đi từ giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước mắt phải tập trung ưu tiên nhất về các phương diện: chính sách, tổ chức, quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên và đầu tư cho giáo dục – đào tạo.

Đối với đồng bằng, thành thị, khâu tuyên truyền vẫn được coi trọng thì đối với huyện miền núi như Văn Quan càng cực kì quan trọng. Đảng bộ chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã, các cơ quan ban ngành của huyện phải đề ra biện pháp cụ thể của từng ngành, từng xã, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với các thành viên của mình. Cụ thể đó là: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi.... Có biện pháp cụ thể để các thành viên của Hội có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền vận động nhân dân đưa con em ra lớp đi học phổ thông, bổ túc văn hóa. Như trên đã đề cập, đổi tượng phổ cập giáo dục THCS là đối tượng thanh niên độ tuổi từ 11 – 18, độ tuổi này ở miền núi cao là lao động chính, nhất là đồng bào Nùng, Tày... tại vùng sâu, vùng xa đã lập gia đình thì việc đưa họ ra học các lớp học bổ túc buổi chiều ban đêm là rất khó khăn. Đối với Văn Quan, các tổ chức không chỉ tuyên truyền cho các thành viên của tổ chức mình am hiểu, quyết tâm thực hiện mà còn phải trực tiếp phụ trách 1 thôn cụ thể của xã mình, tổ chức họp dân hàng tháng tuyên truyền vận động để dân hiểu việc có lợi khi có con học và bất lợi không khi có học. Nhưng nếu chỉ tuyên truyền và vận động mãi mà không được thì phải có biện pháp hỗ trợ.

Với một huyện miền núi Văn Quan, sau tuyên truyền là việc kí cam kết giữa chính quyền huyện với xã, với thôn, giữa các ngành với địa phương, thôn bản và giữa

các ngành, các thôn bản với các hộ gia đình, giữa các tổ chức xã hội với các thành viên của mình tại các thôn bản về việc đi học và đối với người trong độ tuổi phổ cập. Tức là tuyên truyền để hiểu và tự giác thực hiện là chính, nhưng với trường hợp cố tình không đi học thì bản cam kết là bắt buộc. Chính vì vậy mà phong trào giáo dục nói chung, công tác PCGDTHCS nói riêng, trong đó có việc mở các lớp bổ túc THCS cho người trong độ tuổi được đi học nhiều, duy trì sĩ số được liên tục và phong trào tăng về số lượng, mạnh về chất lượng trong toàn huyện từ năm 2000 – 2005. Có phong trào và giữ được phong trào, Văn Quan đã tranh thủ các nguồn kinh phí của cấp trên nhưng cũng chủ động phát huy nội lực của mình, đó là việc lập quỹ giáo dục, trong đó có PCGDTHCS của các ngành, các cơ quan đơn vị, địa phương. Một huyện miền núi kinh tế khó khăn nhưng một năm có hơn 200 triệu đồng quỹ giáo dục quả là một sự cố gắng rất lớn. Nguồn kinh phí này vừa để hỗ trợ xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất cho giáo dục, vừa hỗ trợ cho những học sinh khó khăn đi học, nhất là đi học bổ túc THCS, đó là nguồn động viên thiết thực, kịp thời và là việc phải có đối với công tác PCGD THCS của một huyện miền núi như Văn Quan.

Một phần của tài liệu Đề ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan (Trang 25 - 26)