b. Quá tải sự cố:
2.3.6.2. Biến dòng điện (BI)
Biến dòng dùng để biến đổi dòng từ trị số lớn hơn xuống trị số thích hợp (thường là 5A, trường hợp đặc biệt là 1A hay 10A) với các dụng cụ đo và rơle, tự động hóa.
Cuộn dây sơ cấp của biến dòng có số vòng rất nhỏ, chỉ khi có một vài vòng, còn cuộn dây thứ cấp có số vòng nhiều hơn và luôn được nối đất đề phòng khi cách điện giữa sơ và thứ cấp bị chọc thủng thì không nguy hiểm cho dụng cụ phía thứ cấp và người phục vụ. Phụ tải thứ cấp của biến dòng điện rất nhỏ vì vậy có thể coi biến dòng luôn làm việc ở chế độ ngắn mạch. Trong trường hợp có tải phải nối tắt cuộn thứ cấp để tránh điện áp của nó.
51
Cấp chính xác của biến dòng là sai số dòng lớn nhất khi nó làm việc trong các điều kiện: tần số 50Hz, phụ tải thứ cấp thay đổi từ 2,25 đến 1,2 định mức.
Hình 2.34: Biến dòng kiểu xuyên
a. Sơ đồ nguyên lý; b. Biến dòng điện dòng sơ cấp từ 600a trở lên; c. Biến dòng điện dòng sơ cấp dưới 600a; d. Biến dòng điện dòng sơ cấp rất lớn; 1. Lõi thép; 2. Cuộn dây thứ cấp; 3. Cuộn dây sơ cấp ( thanh dẫn xuyên); 4. Đầu nối cuộn sơ cấp; 5. Vỏ cách điện.
Đối với thiết bị phân phối ngoài trời, người ta dùng biến dòng kiểu đế, vỏ của nó bằng sứ cách điện, bên trong bằng giấy dầu.
Khi điện áp cao, thực hiện cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp gặp khó khăn. Vì vậy với điện áp 330kV và cao hơn người ta dùng biến dòng kiểu phân cấp, mỗi cấp có lõi thép riêng.
52
Ngoài 2 loại chính trên còn có các loại chuyên dùng: biến dòng thứ tự không, biến dòng bão hòa nhanh, biến dòng chuyên dùng cho bảo vệ so lệch ngang của máy phát điện…
Hinh 2.35: Biến dòng kiểu đế a. Một cấp; b. Phân cấp