Nghĩa ngày Chúa Nhật

Một phần của tài liệu NGÀY CHÚA NHẬT (Trang 30 - 33)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT

4. nghĩa ngày Chúa Nhật

4.1 Đối với xã hội.

Hầu hết ai cũng thừa nhận rằng, trong xã hội cạnh tranh và lao lực của chúng ta cần thiết phải có một ngày để nghỉ ngơi, đó là một điều tối cần thiết để có thể làm việc và sinh hoạt cho một tuần kế tiếp. Như đã đề cập đến ở trên,

ngày chủ nhật có từ rất xa xưa, và ngày nay nó lại càng trở nên vô cùng cần thiết và ý nghĩa.

Ngày chủ nhật là ngày để cho mọi người được thư giãn sau một tuần làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng. Là cơ hội để các thành viên trong gia đình có điều kiện để quan tâm, tìm hiểu, và chăm sóc lẫn nhau, là mối dây liên kết hạnh phúc gia đình. Hơn nữa ngày nghỉ còn có một ý nghĩa khác đó là có thể thăm hỏi bạn bè, tham gia các giờ học tập nâng cao kiến thức cuộc sống, là thời gian để có thể nối kết tình cảm với mọi người.

Chính vì những lý do trên, ngày chủ nhật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống, nó là một sự chuyển tiếp của một tuần lễ, là sự tổng kết cho một tuần đồng thời cũng mở ra sự hứng thú cho một tuần kế tiếp, tạo cho con người có đủ năng lực để có thể bước vào một tuần mới và vượt qua được những thử thách. Ngày chủ nhật được mọi người trên thế giới đón nhận và áp dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực. Hầu hết các nước trên thế giới đều có luật quy định về ngày này để bảo vệ quyền lợi cho công dân.

4.2 Ý nghĩa ngày chủ nhật đối với Công giáo:

Ngày Chúa Nhật là ngày tưởng niệm cuộc Phục sinh của Chúa Giê-su. Cử hành, mừng kính ngày Chúa nhật đối với cộng đồng Ki-tô hữu, trước hết có nghĩa là nhớ đến cái chết của Đức Ki-tô trên thánh giá, nhớ đến mầu nhiệm phục sinh bất khả phân ly giữa cái chết và sự sống lại của Người và nhớ đến mầu nhiệm cứu độ, nhờ công ơn Đức Ki-tô xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta. Sự sống lại này là đối tượng và căn bản đức tin, là bảo đảm niềm hy vọng và ơn cứu độ cho họ ngay từ bây giờ và cả bên kia thế giới nữa.

Ngày Chúa Nhật còn là dấu hiệu về sự có mặt của Đức Ki-tô : vì ngày này không chỉ đưa chúng ta trở về tưởng nhớ dĩ vãng mà thôi, nhưng còn tập hợp

chúng ta lại chung quanh Đức Ki-tô hiện diện. Chúa nhật là ngày của Chúa, ngày Chúa hiện diện giữa con cái hội họp nhau lại nhân danh Người. Đó là ngày của cộng đoàn, giáo dân quy tụ nhau tại nhà thờ, tập trung quanh bàn thánh, là hình ảnh biểu dương sự hiệp nhất của Hội thánh là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô.

Khi hội họp nhau như thế, các Ki-tô hữu không nhằm gặp nhau cho bằng gặp nhau chung quanh Đức Ki-tô. Cuộc hội họp của họ chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi có Chúa hiện diện với họ. Chúa hiện diện giữa họ trong thánh lễ, vì thánh lễ là dấu hiệu về sự hiện diện của Người. Chính nhờ thánh lễ mà Đức Ki-tô gặp lại con cái mình, đưa họ dần dần tiến đến tình trạng phục sinh của Người và xây dựng Hội thánh. Ngày Chúa nhật là ngày tốt nhất để cử hành thánh lễ. Các Ki-tô hữu phải bỏ tất cả để tham dự thánh lễ.

Về vấn đề này, sách Giảng huấn của các Tông đồ dạy rằng:"Anh em đừng để các công việc phần đời lên trên Lời Chúa, nhưng trong ngày của Chúa, hãy bỏ tất cả và chuyên cần đến nhà thờ, vì đó là nơi anh em dâng lời ngợi khen lên Thiên Chúa. Chẳng vậy thì những người không hội nhau vào ngày của Chúa, để nghe lời ban sự sống và nuôi dưỡng mình bằng của ăn thánh tồn tại muôn đời; sẽ lấy lẽ gì để bào chữa trước mặt Người ?"

Hình ảnh thế giới tương lai đã thể hiện trong ngày Chúa Nhật. Ngày xưa Chúa đã sống lại và bây giờ hiện diện trong cộng đoàn đang tụ họp để hành lễ cũng là Đấng sẽ trở lại uy hùng rực rỡ để phán xét người sống và kẻ chết. Tín điều này làm cho ngày Chúa nhật có tính cách cánh chung. Cũng như tất cả các dấu hiệu bí tích khác, ngày Chúa nhật không những quay về dĩ vãng mà còn hướng về tương lai nữa. Ngày Chúa nhật tượng trưng cho chúng ta về vương quốc vô tận ; sự nghỉ ngơi đời đời với Chúa, lời ca tụng không cùng bên cạnh Con Chiên với muôn ngàn thần thánh trên trời.

Như vậy, ngày Chúa nhật là hình ảnh và điềm tiên báo thế giới tương lai và sự sống đời đời; ngày tưởng niệm Đức Ki-tô sống lại đó cũng là một bảo đảm cho ngày Người trở lại, một bảo đảm cho chúng ta được tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm phục sinh.

Một phần của tài liệu NGÀY CHÚA NHẬT (Trang 30 - 33)