Năm 2003, cả nước có 317 doanh nghiệp cổ phần hóa nâng tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa lên là 1300 doanh nghiệp. Nhưng quá trình cổ phần hóa bị chậm trễ, năm 2009 cả nước thực hiện sắp xếp được 105 doanh nghiệp trong đó có 60 doanh nghiệp đạt 8.4% kế hoạch năm 2009-2010. Nguyên nhân gây ra sự chậm trễ đó là do khách quan. Khi kinh tế suy giảm, bán doanh nghiệp ra cũng không có ai mua. Chính phủ vẫn quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhưng không có nghĩa
là bằng mọi giá, mà phải làm theo cách có hiệu quả nhất đảm bảo phát huy được thị trường hóa cổ phần hóa. Có doanh nghiệp muốn cổ phần hóa để đổi mới quy trình quản lý nhưng chưa tìm được đối tác chiến lược nên phải tạm dừng để tìm kiếm.
2.4.Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Định giá doanh nghiệp hiện đang là một trong những công việc cần thiết nhất trong việc chuẩn bị để cổ phần hóa. Theo các nhà chuyên môn, phương pháp định giá phải thực tế và phù hợp với mục đích định giá cũng như hoàn cảnh mà doanh nghiệp đang tồn tại. Khi định giá doanh nghiệp đang là lĩnh vực mới mẻ thì việc nhận ra những bất cập của những phương pháp đó là rất quan trọng cho các bên liên quan. Như đã nêu ở trên, khi định giá để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có hai phương pháp được sử dụng đó là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với hai phương pháp trên thì khi áp dụng yếu tố cơ sở để thực hiện trước tiên là phải có hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, các văn bản liên quan đến công tác chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và các số liệu trên báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trong hai phương pháp trên, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tài sản song do thiếu thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc thiết bị, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã nên chưa tính được hết giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp này mất nhiều thời gian và chi phí. Để xác định giá trị thị trường của tài sản hữu hình khác nhau của doanh nghiệp thì cần nhiều chuyên gia định giá cho nhiều tài sản khác nhau do đó doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tìm chuyên gia và chi phí cho việc định giá tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng chưa hướng dẫn cụ thể cho việc định giá các tài sản vô hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường, nhãn
hiệu…do đó việ định giá tài sản vô hình sẽ phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của người định giá dẫn đến việc giá trị của chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị hợp lý. Ví dụ như đánh đồng giá trị của thương hiệu cà phê Trung Nguyên với một thương hiệu cà phê khác có thể đã nâng cao giá trị của hãng cà phê đó. Việc định giá sở hữu trí tuệ nếu không tính đến đặc thù của ngành công nghiệp dựa trên khoa hoạc kỹ thuật cũng như các công ty tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển có thể sẽ bị đánh giá quá thấp sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Theo phương pháp này thì chỉ tính giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm định giá, không xét đến tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy nếu dùng phương pháp này để định giá doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai thì giá trị của doanh nghiệp bị định giá quá thấp. Theo thống kê, tỷ lệ tăng trưởng chung của các sản phẩm công nghiệp năm 2002 khá cao là 14% trong đó sản lượng công nghiệp của bộ phận doanh nghiệp tư nhân tăng 19.5%, bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14%, bộ phận doanh nghiệp nhà nước tăng 12%. Phương pháp này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp đang gặp vấn đề khó khăn. Đối với doanh nghiệp thương mại , Bộ tài chính đưa ra công thức dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn thì điều này hoàn toàn không phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được đánh giá là ưu việt hơn nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi, một phần do tính phức tạp của phương pháp, mặt khác do tâm lý doanh nghiệp không muốn giá trị được đánh giá cao vì điều đó sẽ gây bất lợi trong việc chia cổ cổ phần ưu đãi trong nội bộ doanh nghiệp, khó có thể xác định được tỷ lệ chiết khấu . Liên quan đến định giá định giá quyền sử dụng đất, một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm khi định giá doanh nghiệp, rất khó tính được giá trị quyền sử dụng đất vì rất nhiều doanh nghiệp đang thuê đất của nhà nước vì thế nếu tính theo gía quy định của nhà nước thì khác xa với giá thị trường, còn nếu theo giá thị trường thì ở Việt Nam chưa có thị trường chuẩn để
tham khảo.Ví dụ như Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát đệ trình phương án xác định giá trị doanh nghiệp, theo đó giá tri quyền sử dụng đất vào khoảng 1500 tỷ trong đó khu đât văn phòng tại đường Hai Bà Trưng ước khoảng 800 tỷ đồng , giá trị thương hiệu là 500 tỷ đồng. Tính tổng giá trị tài sản của Sabeco khoảng 6800 tỷ đồng. Mọi người cho rằng giá trị quyền sử dụng đất đã được định giá khá cao phải chăng công ty làm như vậy để nâng cao giá bán cổ phần. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp không cho giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp vì như vậy làm cho giá trị của doanh nghiệp sẽ lớn khó cho quá trình cổ phần hóa. Đây cũng là điều còn nhiều tranh cãi có nên đưa quyền sử dụng đất vào để xác định giá trị doanh nghiệp không . Từ thực tế cho thấy quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước được định giá thấp hơn giá thị trường khoảng 4-5 lần, đơn cử như công ty du lịch Ngọc Lan kinh doanh trên vị trí rất đẹp với diện tích đất thuê là 2292 m2 nhưng khi định giá chỉ 3.5 tỷ đồng mà theo người dân thì giá trị tài sản thực trên thị trường cao gấp nhiều lần. Giá trị của công ty thấp là do cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp chỉ xác định giá trị công trình trên đất mà bỏ qua yếu tố vị thế của đất. Bên cạnh những thiếu sót, hạn chế của phương pháp thì định giá doanh nghiệp cũng không được chính xác do một số cá nhân trục lợi ví dụ như nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây, một vị trí đắc địa bậc nhất Hà Thành chỉ được định giá 850 triệu chưa bằng một căn hộ cao cấp, khách sạn Tràng tiền ở trung tâm thủ đô cũng chỉ được định giá với 4 tỷ đồng. Cả hai phương pháp trên mang lại kết quả khác nhau và nếu chỉ sử dụng một trong hai phương pháp trên để định giá doanh nghiệp là không phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, những ngân hàng thương mại nhà nước …sẽ cổ phần hóa trong thời gian tới .
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.
Văn bản pháp luật hướng dẫn về cách xác định giá trị doanh nghiệp chưa được hoàn chỉnh đơn cử như ở phương pháp tài sản chưa hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị của tài sản vô hình, như vậy cần phải có hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh.
Đội ngũ cán bộ của tổ chức định giá phải chuyên nghiệp và có trình độ thực sự, muốn vậy phải có cơ chế quy định tiêu chuẩn của một tổ chức được chọn để thục hiện định giá doanh nghiệp. Thực tế cho thấy việc lựa chọn và chỉ định các tổ chức vẫn chủ yếu dựa vào định tính chưa dựa trên cơ sở định lượng để lựa chọn
Có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp định giá theo tài sản mới thể hiện được giá sàn của doanh nghiệp đảm bảo việc không làm thất thoát vốn của nhà nước mà chưa thể hiện được gia thực tế của doanh nghiệp do chưa tính đến giá trị tiềm năng của doanh nghiệp trong khi đó áp dụng phương pháp DCF sẽ giải quyết được điều đó nhưng sử dụng phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của giá trị doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp làm ăn có lãi và có thị phần trên thị trường. Vì vậy, cần áp dụng đồng thời hai phương pháp trên để xác định khoảng dao động về giá sàn –giá trần của doanh nghiệp nhằm giúp cho nhà đầu tu có cái nhìn tổng quan hơn đối với doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc và lưu trữ cơ sở dữ liệu về báo cáo và phương pháp định giá áp dụng cho các công ty đã định giá. Cơ sở dữ liệu này là tài liệu quý giá trong việc đưa ra các tỷ lệ chiết khấu, giả thiết và giả định của phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Bên cạnh hai phương pháp trên nhà nước cần xem xét hướng dẫn thêm một số phương pháp khác như phương pháp phân tích chiết khấu cổ tức,
hoặc sử dụng phối hợp đồng thời các phương pháp khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp, đảm bảo tránh thất thoát cho Nhà nước và giá hợp lý cho nhà đầu tư.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Bộ tài chính: Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
2.Bộ tài chính – Cục quản ký giá: tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá .NXB Hà Nội -2007.
3.Công ty định giá và dịch vụ tài chính Viêt Nam: Chuyên đề thị trường BĐS
4.Đoàn Văn Trường : Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá trị tài sản
5. Thông tư 146/2007 quy định về việc chuyển 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần