3.1. Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam.
Phải khẳng định lại một lần nữa: du lịch lễ hội nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Một năm trên toàn lãnh thổ diễn ra 7.966 lễ hội lớn nhỏ, cứ trung bình một ngày trên đất nước ta diễn ra 22 lễ hội. Con số do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố cho thấy tiềm năng du lịch lễ hội của Việt Nam quá dồi dào. Trải khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt ác, trừ tà, giàu lòng cứu nhân độ thế… Nhìn chung lại thì các lễ hội ngày nay đều có mục đích là thu hút khách du lịch.
3.2. Thực trạng các chương trình du lịch lễ hội ở Việt Nam.
Trên thực tế các chương trình lễ hội Việt Nam đã được nhiều khách du lịch đến, không chỉ khách nội địa mà còn có cả du khách quốc tế nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách, một số tình trạng tiêu cực vẫn diễn ra làm mất đi giá trị linh thiêng của lễ hội. Đây là những vấn đề mà các cấp chính quyền và địa phương đang quan tâm, cần đưa ra những chính sách phù hợp để lễ hội vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
Hàng loạt các lễ hội đang tưng bừng trong cả nước, con số 7.966 lễ hội mỗi năm làm cho chúng ta tự hào về bề dày văn hóa nước nhà. Nhưng thực trạng thương mại hóa lễ hội vẫn đang diễn ra ở nhiều lễ hội, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Từ vài năm nay, tình trạng tổ chức tràn lan các lễ hội, tình trạng lãng phí tiền của vật chất chung của cả xã hội (không phân biệt nhà nước hay xã hội hóa), lãng phí thời gian và công sức (có những lễ hội kéo dài suốt cả mùa xuân như lễ hội chùa Hương) và cả sự hoành hành của các tệ nạn như: mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, thương mại hóa, mất trật tự trị an, kẹt xe, tắc đường, trộm cắp, móc túi, ăn mày ăn xin, chặt chém du khách... vẫn thường xuyên diễn ra.
Nhưng lễ hội vẫn tiếp tục được tổ chức, năm sau lớn hơn năm trước. Hội làng nhỏ quá thì nâng cấp thành lễ hội cấp huyện, lễ hội thất truyền từ lâu thì
thuê “chuyên gia” viết kịch bản phục dựng lại, tỉnh bên có festival biển thì tỉnh này cũng phải có festival gì đó, vùng đông có liên hoan thể thao thì vùng tây liên hoan sông nước...
Lễ hội nào cũng có một kịch bản na ná nhau, do một công ty tổ chức sự kiện thầu từ A - Z, mời vài vị đạo diễn quen tên quen mặt từ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh về dàn dựng. Thương mại hóa quá cao trong khâu tổ chức đẫn đến mất đi hình ảnh đẹp trong mắt du khách. Đặc biệt là những du khách quốc tế. Họ là những người mang theo hình ảnh của Việt Nam về đất nước họ và nói về đất nước chúng ta bằng sự trải nghiệm thực tế qua mỗi chuyến đi.
Tình trạng quản lý và tổ chức lễ hội vẫn còn lỏng lẻo đã khiến cho những kẻ ham lợi mà làm mất đi giá trị thật của lẽ hội, không biết bao giờ mới lấy lại được hình ảnh đã xây dựng bao nhiêu năm của dân tộc ta.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG