THI TUYỂN SINH VÀO THPT CHUYÊN NĂM

Một phần của tài liệu Tuyển tập các đề thi vào lớp 10 chuyên hóa các tỉnh (Trang 41 - 44)

1/ Hoà tan hoàn toàn 8,56 gam một muối clorua vào nước thu được 200ml dung dịch Y Lấy 25 ml dung dịc hY

THI TUYỂN SINH VÀO THPT CHUYÊN NĂM

Môn thi: Hoá Học Ngày thi: 06.06.2014

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu I: (2đ)

1. Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư đi qua B nung nóng, được chất rắn E. Khi cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy 1 phần bị tan, còn lại chất rắn G. Hoà tan G vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Cho 0,1 mol mỗi axit H3PO2 và H3PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được muối khan có khối lượng lần lượt là 10.4 gam và 15.8 gam. Xác định công thức cấu tạo 2 axit trên.

Câu II: (2đ)

1. Trình bày cách pha chế 800 gam dung dịch CuSO4 10% từ CuSO4.5H2O và nước (các thiết bị dụng cụ coi như đầy đủ)

2. X là dung dịch Ba(OH)2. Y là dung dịch Al2(SO4)3.

TN1: Trộn 210 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được 5,985 gam kết tủa. TN2: Trộn 360 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được 7,614 gam kết tủa.

Tính nồng độ mol/l của dung dịch X và dung dịch Y

Câu III: (2đ)

1. Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân huỷ hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân huỷ 1 phần. Trong Y có 0,894 gam KCl, chiếm 7,1099% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:4 trong 1 bình kín, thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,72 gam Cacbon rồi đốt cháy hết thu được hỗn hợp khí T gồm O2, N2, CO2. Trong đó CO2 chiếm 25% thể tích. Tính giá trị m.

2. Thả viên bi sắt (hình cầu có bán kính R) nặng 25,6 gamvào 500 ml dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí H2, dung dịch B. Lượng Sắt còn dư vẫn ở dạng hình cầu nhưng bán kính giảm đi một nửa. Cô cạn dung dịch B thu được 55,8 gam muối khan. Tính nồng độ mol/l của HCl và H2SO4 trong dung dịch A. Biết công thức tính thể tích hình cầu: V= (4/3) R 3.

Câu IV: (2đ)Hoà tan hoàn toàn 1,62 gam Al trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 gam 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl, được dung dịch B và 2,8 lit H2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thì tạo thành 1,56 gam kết tủa.

1. Xác định tên 2 kim loại kiềm.

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.

3. Lấy m gam SO2 (trong số V lít trên) đem hấp thụ hoàn toàn vào 14 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 2,09 gam chất rắn. Tính m?

Câu V: (2đ)

1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở A và B, thu được 15,68 lít CO 2 (đktc) và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được

20,16 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Biết khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Brom dư thì lượng Brom phản ứng là 16 gam. Xác định CTPT, tính khối lượng của A và B trong m gam hỗn hợp X

2. Axit Cacboxylic X có dạng R(COOH)2 ( thành phần % khối lượng của Oxi nhỏ hơn 65%), Y và Z là 2 rượu có công thức tương ứng: CxHy(OH)z và Cx+1Hy+2(OH)z (z ≥ 1; z ≤ x). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp A gồm X, Y, Z cần vừa đủ 21,28 lít khí Oxi, thu được 17,92 lit khí CO2 và 19,8 gam H2O (đktc). Tìm công thức và khói lượng từng chất trong hỗn hợp A.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOGIA LAI GIA LAI

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊNNĂM HỌC: 2014 - 2015 NĂM HỌC: 2014 - 2015

Môn thi: Hóa học (Chuyên)

Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề )

Câu I (2,0 điểm):

Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học):

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

3 4 2 3 2 3 3 3 3

Fe→Fe O →CO →NaHCO →NaCl→Cl →FeCl →Fe(NO ) →NaNO

Câu II (2.0) điểm):

1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ riêng biệt mất nhãn có chứa: Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic và nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).

2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chứa BaO, MgO và CuO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu III (1,5 điểm):

Dẫn 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm metan, etilen và axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 2,7 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp Z, toàn bộ sản phẩm được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng 1,575 gam.

Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong Z.

Câu IV (1,0 điểm):

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 273,75 gam dung dịch Al2(SO4)3 21,863% và 5,04 lít H2 (ở đktc).

Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính giá trị m.

Câu V (1.5 điểm):

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng vừa đủ 15,4 lít không khí (ở đktc) thu được hỗn hợp B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn hỗn hợp B vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa, sau thí nghiệm khối lượng bình nước vôi tăng 7,55 gam và thấy thoát ra 12,88 lít khí (ở đktc). Biết trong không khí có chứa 20% oxi về thể tích, còn lại là N2.

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Tìm công thức phân tử của A, biết phân tử khối của A nhỏ hơn 150 đvC.

Câu VI (2,0 điểm):

Hỗn hợp A có khối lượng 12,21 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit sắt (FexOy). Cho H2 (dư) đi qua A nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,16 gam H2O. Hòa tan hoàn toàn A cần dùng 255 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, thu được dung dịch B. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 7,8 gam chất rắn.

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A. --- HẾT ---

(Cho biết: H = 1; C = 12; O =16; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ca = 40; Na = 23; Cu = 64; N = 14; Mg = 24)

Họ và tên thí sinh: ………; SBD:……….; Phòng thi: ………...…… Chữ ký giám thị 1: ………; Chữ ký giám thị 2: ……….

Một phần của tài liệu Tuyển tập các đề thi vào lớp 10 chuyên hóa các tỉnh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w