Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của phan châu trinh (Trang 26 - 28)

Thứ nhất, từ những yêu cầu bức thiết của thực tiễn xã hội đặt ra, đặc biệt là vấn đề giải phóng dân tộc, phát triển đất nước, Phan Châu Trinh đã cố gắng tìm đến con đường cách mạng dân chủ tư sản, thực hiện bằng phương pháp bất bạo động cách mạng, thực hiện mục tiêu giành độc lập dân tộc.

Thứ hai, nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh đã

được thể hiện một cách khá phong phú, đa dạng và sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một là, tư tưởng chính trị về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước, về vai trò của Đảng phái chính trị, về vai trò của luật pháp; Hai là, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, về những vấn đề cơ bản như: dân trí nước ta đối với vấn đề quân chủ, dân chủ; lược sử chế độ dân chủ, chính thể dân chủ, vấn đề chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc, về phương pháp tiến hành Duy tân chính trị, về vị trí và vai trò của nhân dân, tư tưởng dân chủ gắn liền với độc lập dân tộc, gắn liền với những quyền cụ thể của người dân Việt Nam; Ba là, tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của ông, nhằm chấn hưng đất nước, khôi phục khí thế hào hùng của dân tộc.

Thứ ba, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau: Một là, trong tư tưởng

chính trị của Phan Châu Trinh có tính thực tiễn; Hai là, tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh có tính chất cải lương; Ba là, tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh thể hiện tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc; Bốn là, quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính quá độ.

Thứ tư, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh để lại những giá trị to lớn

trong lịch sử tư tưởng của dân tộc. Trước hết, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh thể hiện ý thức tự cường dân tộc. Tư tưởng của Phan Châu Trinh về chính trị đã vạch ra được những vấn đề rất cơ bản cho cách mạng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tư tưởng của Phan Châu Trinh đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho dân tộc Việt Nam. Giá trị thứ hai của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh chính là việc đề cao dân quyền, dân chủ. Trong chừng mực nhất định, tư tưởng chính trị của ông đã thể hiện những hạn chế như: Về mặt thực tiễn, phương pháp cách mạng, Phan Châu Trinh chủ trương cách mạng hòa bình, công khai, hợp pháp đòi dân chủ, dân sinh, không chủ trương chống xâm lược bằng hình thức đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc. Về mặt nhận thức, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh không tạo ra được một hệ tư tưởng, một cơ sở triết học nhất quán, khoa học, triệt để và còn chịu ảnh hưởng cũng như chưa hoàn toàn thoát khỏi quan niệm của Nho giáo.

Từ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa lịch sử đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Đó là bài học về ý thức độc lập, tự cường dân tộc trong quá trình đổi mới. Có thể nói rằng, độc lập dân tộc là mục đích tối cao của mỗi dân tộc trong quá trình đối mới và phát triển. Phan Châu Trinh đã chỉ rõ, chính trị có thể thay đổi thành quân chủ, hay dân chủ nhưng độc lập dân tộc là không đổi. Phan Châu Trinh đã viết rằng:

“một chủng tộc muốn như chủng tộc văn minh chỉ có tự lập tự cường”25. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải xây dựng, củng cố, phát triển bản lĩnh của dân tộc ngang tầm với các nước, với thời đại cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn nhằm phát triển đất nước. Ý thức tự lực, tự cường trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để chúng ta vươn lên hội nhập với thế giới một cách chủ động; Bài học về phát huy dân chủ trong quá trình đổi mới. Việc phê phán chế độ quân chủ chuyên chế, đi đến chủ nghĩa dân quyền trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh không những có giá trị, góp phần giải quyết yêu cầu lịch sử, đó là giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, mà nó còn có ý nghĩa lịch sử to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày hôm nay; Bài học

về kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao dân trí, dân khí và dân sinh trong đổi mới.

Theo Phan Châu Trinh, dân quyền phải dựa vào dân trí. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta vừa phát triển kinh tế, vừa quan tâm đến phát triển giáo dục, đặc biệt là quan tâm đổi mới nội dung giáo dục. Trong trật tự các bước tiến hành cải cách, cải cách giáo dục có ý nghĩa tiên quyết nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến nhất của thời đại và ứng dụng chúng vào quá trình phát triển đất nước.

Tóm lại, tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh là khá toàn diện, sâu sắc, có hệ

thống, phản ánh hiện thực cuộc sống và mang dấu ấn của thời đại. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng rõ ràng tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến đặc biệt trong tư duy của dân tộc Việt Nam, là sự thức tỉnh nhận thức của nhân dân về vấn đề dân quyền, dân chủ, dân sinh, dân tộc độc lập. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh là ngọn đèn sáng, dẫn đường cho dân tộc ta thoát khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có một vị trí xứng đáng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, và có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hôi dân chủ, công bằng, văn minh, và hạnh phúc nhân dân.



Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của phan châu trinh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w