- Phải đảm bảo công tác làm tơi đất rồi mới trộn đều và đúng tỷ lệ thiết kế.
- Việc pha loãng nhũ tương với nước (loại nhũ tương tiêu chuẩn 60% nhựa đường) để trộn, tưới với đất phải thực hiện phù hợp để tránh hiện tượng vón cục nhựa đường trong đất gia cố và để tưới, trộn được dễ dàng.
- Khi lu lèn nên tưới ẩm cấp phối với độ ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất 1 đến 2%, nhằm dễ dàng trong lu lèn, và làm đẹp bề mặt.
- Chú ý khi trời mưa lớn có thể dùng bạt, nilon hoặc bao tải để che những vị trí mới lu lèn mà chưa đạt độ chặt yêu cầu, nếu mưa nhỏ thì tiếp tục khẩn trương lu lèn cho đạt độ chặt tối đa. Không để vật liệu đã rải qua đêm mà không lu lèn.
- Chú ý khẩu trang cho công nhân, ủng cao su cho người tưới nhũ tương và các dụng cụ găng tay, đảm bảo an toàn lao động.
Chương vI
Kết luận và kiến nghị
VI.1 kết luận chung:
* CPSO nguyên trạng (tiếng Latinh là Laterite) đã được sử dụng rất nhiều trong xây dựng nền, móng, mặt đường ô tô tại tỉnh Hà Tây nói riêng, các tỉnh thành trong cả nước nói chung. ở trạng thái nguyên trạng CPSO trơn lầy về mùa mưa, bụi về mùa nắng, đặc điểm này cần được khắc phục cho công tác làm móng đường cấp cao, mặt đường cấp thấp hay các loại mặt đường giao thông nông thôn.
* Cấp phối sỏi ong là loại vật liệu có sẵn, phân bố ở hầu khắp các địa bàn huyện thị trong tỉnh Hà Tây, có thể nói ở đâu có đồi núi là ở đó và lân cận đó là có CPSO. Với trữ lượng lớn không kể hết thì CPSO tỉnh Hà Tây là một kho vật liệu quý giá, có thể sử dụng rất phong phú cho công tác xây dựng đường ô tô. Việc điều tra hệ thống các mỏ của luận án đem đến một cách nhìn mới về khai thác và sử dụng vật liệu CPSO tại tỉnh Hà Tây.
* Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh tính hiệu quả của gia cố tổng hợp CPSO tỉnh Hà Tây bằng xi măng và nhũ tương nhựa trong xây dựng đường ô tô, rút ra được những kết luận như sau:
- Với cùng một hàm lượng nhũ tương, quan hệ giữa cường độ mẫu gia cố và hàm lượng xi măng là quan hệ hàm số bậc 2. Khi hàm lượng xi măng tăng trong hỗn hợp thì cường độ mẫu tăng. Trong thí nghiệm khống chế hàm lượng xi măng tối đa 6% là xét tính kinh tế trong xây dựng.
- Khác với xi măng, hàm lượng nhũ tương nhựa trong hỗn hợp tăng không có lợi cho cường độ mẫu, với hàm lượng 6 đến 8% thì cường độ mẫu nén có xu hướng giảm rõ rệt. Điều này lý giải việc cường độ loại đất á sét là rất nhạy cảm đối với việc tăng hàm lượng nhũ tương nhựa trong nguyên lý gia
cố đất, chỉ cần chênh lệch độ 1 đến 2% so với hàm lượng nhũ tương tốt nhất đã làm cho đất gia cố bị quá dẻo, rời rạc, kém ổn định nước, độ trương nở lớn.
- Hàm lượng xi măng và nhũ tương nhựa cho cường độ cao nhất và ổn định nhất là: Nhũ tương từ 2 đến 5%, xi măng 6%. Xét đến giá thành vật liệu nhũ tương nhựa và xi măng hiện nay thì để hợp lý cho kinh phí xây dựng đường nông thôn, hàm lượng hợp lý sử dụng để gia cố CPSO: hàm lượng xi
măng từ 4 đến 6%, nhũ tương nhựa từ 2 đến 4%
- Cường độ mẫu phát triển nhanh sau 1 ngày tuổi đến 7 ngày tuổi: lên từ 10 đến 26daN/cm2, điều này phù hợp với công tác xây dựng đường ô tô với điều kiện cần thiết phảỉ thông xe ngay.
- Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khả năng ổn định nước của mẫu đất gia cố: Mẫu không được gia cố dễ tan rã trong nước, mẫu được gia cố với hàm lượng xi măng và nhũ tương hợp lý cho cường độ ổn định và bền lâu khi bị ngâm bão hoà nước, điều này thể hiện khi nén mẫu, mẫu có tính dẻo quánh và không bị phá vỡ tức thời, mà giữ ở cường độ phá hoại (cường độ không đổi) trong thời gian dài. Như vậy khi tải trọng ô tô chạy qua thì mặt đường có thể chỉ bị biến dạng nhỏ mà không bị phá vỡ trong điều kiện bị ngâm nước.
- Căn cứ vào dự toán kinh phí một số loại mặt đường có thể thấy rõ là mặt đường CPSO gia cố theo luận án chỉ bằng nửa giá thành của mặt đường truyền thống là đá dăm láng nhựa hoặc bằng một phần ba giá thành loại mặt đường bê tông xi măng. Để phù hợp kinh phí cho công tác xây dựng đường ô tô hiện nay trong các vùng nông thôn tỉnh Hà Tây, thì bề dày lớp gia cố nên dùng từ 7 đến 12 cm, tuỳ tải trọng xe từng tuyến đường.
VI.2 kiến nghị và định hướng nghiên cứu tiếp:
* Luận án đưa ra biện pháp công nghệ thi công CPSO gia cố tổng hợp xi măng và nhũ tương nhựa, nhưng việc hoàn chỉnh công nghệ này còn phải nghiên cứu và thực nghiệm ở quy mô lớn hơn nhiều, với hoàn cảnh đất nước hiện nay thì thi công bằng thủ công có thể nói là ở mọi nơi, mọi chỗ, để khắc phục khối lượng lao động phổ thông thừa trong xã hội, chính từ những công trình thi công thủ công này sẽ phát minh ra các sáng kiến khoa học kỹ thuật, dần hoàn
thiện công nghệ thi công hiện đại, bằng dây chuyền tiên tiến phù hợp với điều kiện đất nước và tiến kịp các nước trên thế giới.
* Việc thí nghiệm chống bụi tôi chưa có điều kiện đề cập bằng thực nghiệm trong luận án này, nhưng nhận xét trực quan cho thấy với mặt đường cứ có chất gia cố hữu cơ (cụ thể là nhựa đường hay các loại nhũ tương nhựa) thì sẽ giảm hẳn bụi, và với mặt đường đá nhựa thì làm tăng độ kết dính và hết hẳn bụi như thực tế các công trình giao thông hiện nay.
* Việc nghiên cứu CPSO trong luận án tôi chưa đề cập được nhiều về nguyên lý gia cố, nguyên lý làm tơi đất hay nguyên lý trộn đất vv... Nhưng tôi đã tập trung vào công việc thực nghiệm trong phòng và đưa ra được một số kết luận về CPSO tỉnh Hà Tây, CPSO tỉnh Hà Tây có hạn chế là có chứa hàm lượng sét khá lớn (cụ thể như cấp phối tại mỏ Trạch Mỹ Lộc - Sơn Tây), nhưng bằng thực nghiệm vẫn hoàn toàn có thể đem gia cố tổng hợp và đưa việc sử dụng cấp phối này lên tầm cao hơn, chất lượng hơn, mang tính kinh tế trong xây dựng đường ô tô.
* Có thể tiến hành rải thêm lớp đá dăm 1x2 (đá mạt) lên bề mặt lớp CPSO gia cố rồi tưới lượng 1 - 1.5 kg nhũ tương trên m2 để cải thiện lớp áo đường, sẽ được một lớp mặt đường có độ nhám tốt hơn, ổn định hơn và có cường độ tăng thêm.
* Việc tưới và trộn nhũ tương nhựa như thực nghiệm trong phòng, để đem áp dụng ra ngoài hiện trường thực tế, có thể tiến hành bằng cách rải và lu sơ bộ lớp CPSO gia cố, rồi tưới thấm đều lượng nhũ tương nhựa phù hợp với hàm lượng tính toán trên diện tích mặt đường, sau đó mới tiến hành lu chặt đảm bảo độ đầm nén yêu cầu, lưu ý nhũ tương đem pha loãng với hàm lượng nước phù hợp với độ ẩm tốt nhất của loại đất gia cố, trong đó lượng nhũ tương tính toán được coi làm tăng độ ẩm của đất như là nước.
* Tỉnh Hà Tây có tiềm năng và nhu cầu sử dụng CPSO rất cao, việc nghiên cứu loại vật liệu sẵn có và rẻ tiền này rất có có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, để nâng giá trị sử dụng CPSO lên tầm cao hơn trong công tác xây dựng đường ô tô. Đề tài cũng mở ra nhiều hướng để nghiên cứu quy mô hơn, sâu hơn, phong phú hơn về giải pháp gia cố tổng hợp CPSO bằng xi măng và nhũ tương nhựa trong xây dựng đường ô tô.
phụ lục 2
tổng hợp các số liệu thực nghiệm trong phòng về gia cố cpso tỉnh hà tây
phụ lục 3
hồ sơ thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của cấp phối sỏi ong tỉnh hà tây và giá trị dự
TàI liệu tham khảo
1 Báo cáo đề tài NCKH cấp bộ - Nghiên cứu giải pháp gia cố tổng hợp cấp phối sỏi đỏ bằng nhũ tương nhựa và xi măng làm móng mặt đường ô tô. 2 Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ - Tập I : Vật liệu và
phương pháp thử - NXB Giao thông vận tải.
3 Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ - Tập III : Thi công và nghiệm thu - NXB Giao thông vận tải.
4 Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông - Tập XII - NXB Giao thông vận tải.
5 Trần Đình Bửu, Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải, Nguyễn Khải - Xây dựng mặt đường ô tô - Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp - 1978.
6 Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt - Trường ĐHGTVT - PGS.TS Phạm Duy Hữu - 2004
7
Công văn gửi Cục Đường bộ Việt Nam - Số liệu báo cáo công tác quản lý cầu đường địa phương theo định kỳ hàng năm - Ngày 12/1/2005 - Sở Giao thông vận tải Hà Tây.