Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 85 - 87)

b. Khó khăn

6.2.1 Đối với ngân hàng

Hiện nay, hệ thống thẻ ATM ngày càng phổ biến và do việc trả tiền lương qua thẻ cho cán bộ công nhân viên đã được thực hiện nên số thẻ ATM được sử dụng nhiều hơn. Máy rút tiền thì đã được trang bị nhiều nhưng nhu cầu con người ngày càng cao, ngày càng muốn có nhiều tiện ích hơn, vậy tại sao chúng ta phải rút tiền rồi mới thanh toán cho các việc chi tiêu của mình, tại sao không thanh toán tại quầy bằng chính thẻ rút tiền đó. Chính các lý do đó, Ngân hàng nên trang bị máy thanh toán tiền tự động có logo “Agribank” của Ngân hàng tại quầy cho những nơi công cộng như siêu thị, khách sạn, sân bay, các cửa hàng bán lẻ lớn ... Ngoài các lý do trên máy thanh toán tiền tại quầy sẽ giúp chúng ta tránh được những sự cố “nuốt tiền” do lỗi kỹ thuật của máy rút tiền, hiện tượng cướp giật khi khách hàng ra khỏi quầy rút tiền, đặc biệt vào ban đêm. Nếu trang bị máy thanh toán này thì Ngân hàng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng gửi tiền tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trên cùng địa bàn vì những tiện ích của loại thiết bị này mang lại.

Tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư, sao cho phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và từng địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu tín dụng phù hợp với năng lực, khả năng quản lý tín dụng, năng lực tài chính và vốn đầu tư của từng đơn vị.

Mặt khác thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, kiên quyết xử lý thu hồi nợ xấu; tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán, nhằm khắc phục những sai xót để đảm bảo đầu tư có chất lượng và hiệu quả, để tiến tới mục tiêu lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh

Ngân hàng nên thường xuyên giáo dục nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên, đủ trình độ và năng lực để quản lý sâu sát vốn vay, giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư; đặc biệt phát động nhiều đợt thi đua về huy động vốn, về chất lượng và tăng trưởng tín dụng, về hiệu quả hoạt động tài chính.

Ngân hàng nên thành lập Phòng Quan hệ khách hàng, đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét, xét duyệt. Phòng Quan hệ khách hàng có thể giúp phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giúp phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa việc tiếp xúc khách hàng và thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan xuất phát từ yếu tố con người.

6.2.2 Đối với địa phương:

Các ngành, các địa phương tiếp tục đôn đốc bà con sử dụng vốn vay đúng cam kết nhằm tạo vốn đầu tư quay vòng, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phương quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa trong công tác thu nợ của Ngân hàng giúp Ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu góp phần tăng trưởng tín dụng.

Các ngành chức năng có những quy hoạch vùng, địa phương phù hợp với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, công bố công khai rộng rãi để bà con nông dân biết. Mục tiêu, quy hoạch phát triển nghề nên có sự cân đối hợp lý giữa diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch, năng lực chế biến của các doanh nghiệp chế biến…Được như vậy mới hy vọng ổn định tốt, có hiệu quả giữa cung cầu và giá cả tiêu thụ, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lợi ích cho bà con nông dân nuôi trồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH, LUẬN ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO:

1. Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng năm 2005, 2006, 2007

2. Ths.Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths.Thái Văn Đại, năm 2007, Quản trị Ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.

3. Ths.Thái Văn Đại, năm 2006, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN.

5. Sổ tay tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam, tháng 7 năm 2004.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WESITE, CÁC WEBSITE:

Nguyễn Đào Tố, ngày 25/03/2008, “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Website Ngân hàng Nhà nước, (số 5/2008), http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=450.

PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, ngày 28/02/2008, “Một số suy nghĩ về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2007”, Website Tạp chí ngân hàng (số 2+3/2008), http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=438.

PGS.TS Nguyễn Đình Tự, ngày 28/01/2008, “Ngành ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Website Tạp chí ngân hàng, (số 01/2008),

http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=435.

Website Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng: http://vbardst.com.vn/index.php

Website Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

http://www.vbard.com/internet/jsp/news.jsp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w