Liên minh tiền tệ:

Một phần của tài liệu Tài liệu câu hỏi lí thuyết môn kinh tế quốc tế có đáp án (Trang 43 - 45)

- Là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới lập một “quốc gia kinh tế chung” của nhiều nước.

- Có những đặc điểm sau:

+ Xây dựng chính sách kinh tế chung, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại thương.

+ Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của nước hội viên.

+ Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.

+ Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho Ngân hàng Trung ương các nước.

+ Xây dựng quỹ tiền tệ chung.

+ Xây dựng chính sách quan hệ tài chính – tiền tệ chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế.

+ Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. VD: EU từ sau 1999 đến nay

Câu 18: Đặc điểm của các liên kết và tổ chức mà Việt Nam đã là thành viên: ASEAN, APEC, WB, IMF, WTO

1. ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.

Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á và vì Đông Nam á.

Một phần của tài liệu Tài liệu câu hỏi lí thuyết môn kinh tế quốc tế có đáp án (Trang 43 - 45)