THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu td610 (Trang 25 - 30)

NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀTĨNH TĨNH

2.1.1 Quá trìnhhình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh được hình thành trên nền tảng của NHNN Nghệ Tĩnh. Do cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, không phù hợp đã ảnh hưởng làm giảm vai trò đòn bẩy của ngân hàng và trở nên suy yếu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, lạm phát ngày càng tăng cao. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp trong lĩnh vực phân phối lưu thông mà khâu đột phá là cải cách giá, lương, tiền…Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đã nêu ra đường lối đổi mới toàn diện đối với nền kinh tế đó là chuyển dần từ tập trung bao cấp sang hoạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng (này là Chính phủ) ra quyết định số 53/HĐB tách ngân hàng thành hai cấp: quản lý và kinh doanh. Do đó, ngày 26/03/1988, NHPTNo Việt Nam được thành lập cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc.

Ngày 1/10/1988 NHPTNo Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 24/05/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh về Ngân hàng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động ngân hàng sang cơ chế mới phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã

đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 400/HĐBT ngày 14/11/1990 và quyết định số 66/QĐ/NHNN của Thống đốc NNHN.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 24/08/1991 Thống đốc NHNN ra quyết định số 115/QĐ/NHNN-quyết định thành lập NHNo&PTNT Hà Tĩnh với 8 chi nhánh trực thuộc trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh bắt đầu hoạt động từ ngày đó. Sau khi chia tách tỉnh hầu như cơ sở vật chất hạ tầng chưa có gì, cán bộ vừa thiếu vừa yếu: thiếu trình độ, yếu về năng lực hoạt động kinh doanh. Cán bộ lúc đó có 45 người có 6% trình độ đại học chuyển từ bao cấp sang. Hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Vốn huy động năm 1991 trên địa bàn là 1,2tỷ đồng,dư nợ chỉ có 800 triệu chủ yếu là nợ khê đọng, khó đòi của các tổ chức hợp tác xã tan rã. Kỳ Anh là một huyện nghèo của Hà Tĩnh, tình trạng đói giáp hạt, bán lúa non, cho vay nặng lãi khá phổ biến, trình độ dân trí không đồng đều, các xã vùng sâu, vùng xa tiếp nhận thông tin còn hạn chế. Nền sản xuất mang tính tự cung, tự cấp…Thực trạng đó đặt ra cho NHNo&PTNT Kỳ Anh nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng ổn định công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay phải được mở rộng. Từ năm 1996 trở lại đây ngân hàng hoạt động có phần phát triển và khá ổn định. Từ chỗ làm ăn thua lỗ, cán bộ không đủ lương đến năm 1996 là đơn vị đứng thứ 2 toàn tỉnh, giữ vững phong trào từ đó đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Kỳ Anh luôn luôn là một trong ba ngân hàng dẫn đầu toàn tỉnh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh là chi nhánh cấp 2, lại hoạt động trên một địa bàn nhỏ, kinh tế có nhiều khó khăn nên cơ cấu tổ chức khá đơn giản được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh

Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh có 52 cán bộ, có độ tuổi trung bình là 38 tuổi trong đó:

+ Trình độ đại học 50% + Trình độ cao đẳng 20% + Trình độ trung học 30%

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh hoạt động với chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:

• Là tổ chức tài chính với hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi và cho vay • Là nơi cung cấp dịch vụ thanh toán, thông qua dịch vụ này ngân hàng có thể thanh toán hộ khách hàng trên tiền gửi tài khoản, trả tiền lương…

• Hoạt động theo sự chỉ đạo của NNHNo&PTNT Việt Nam. Ban giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng

Chi nhánh ngân hàng cấp III (loại 4)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH2.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là cơ sở xác định tính an toàn của mỗi tổ chức tín dụng trong quá trình đầu tư vào nền kinh tế. Xác định được tầm quan trọng của nó, trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã chủ động tìm mọi biện pháp tích cực để huy động và đạt được kết quả khá.

Trong công tác kinh doanh của ngân hàng muốn mở rộng đầu tư phát triển kinh tế thì giải pháp hàng đầu là phải tạo vốn. Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã thường xuyên quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tạo điều kiện tốt nhất cho người gửi tiền và người rút tiền… Ngoài ra, còn đi vay vốn của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng ngoài địa bàn. Bên cạnh đó, tổ chức giao dịch làm ngoài giờ, làm thêm ca tạo thuận lợi cho người gửi tiền. Với lãi suất linh hoạt trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí, giải quyết đầu ra dưới lãi suất trần cho phép, chăm lo công tác thanh toán đổi mới công nghệ, phong cách giao dịch, thanh toán nhanh nhẹn kịp thời. Mởi rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng gửi, rút tiền dễ dàng, thuận tiện để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Hiện nay tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh thường quản lý và huy động các nguồn vốn dưới các hình thức:

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các hộ gia đình và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội.

- Tiền gửi dưới hình thức huy động kỳ phiếu theo từng mục đích nhất định.

- Tiền gửi tiết kiệm kỳ không kỳ hạn của các hộ sản xuất, các tổ chức đoàn thể xã hội.

- Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.

- NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh tranh thủ xây dựng các đề án về trồng rừng, trồng cây ăn quả, nơi trồng thuỷ sản…để xin vốn uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam như vốn ADB, WB, AFD…Đây là nguồn vốn uỷ thác NHNo&PTNT Việt Nam vay nước ngoài. NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã nhận được một số lượng vốn lớn đến nay đã 40 tỷ, có lãi suất đầu vào thấp, thời gian dài, việc trích rủi ro do ngành quản lý điều hành qua lãi suất cho vay.

Có thể nói huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định quy mô hoạt động, quy mô tín dụng mà còn quyết định đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong các năm qua ngân hàng đã huy động một khối lượng vốn như sau:

Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh 2005 – 2007 Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của TCTK - VND - USD 8430 850 14,7 1,5 9260 1290 11,5 1,6 9500 1570 9,1 1,5 830 440 9,9 51,8 240 280 2,6 21,7 TGTK - VND - USD 29546 4036 51,4 7,0 50763 4539 63 5,6 70400 3409 67,2 3,2 21217 503 71,8 12,5 19637 -1130 38,7 -25 Phát hành giấy tờ có giá (VND) 249 0,4 420 0,5 450 0,4 171 68,7 30 7,1 Tiền gửi củaKBNN 13950 24,3 13713 17 18440 17,6 -237 -1,7 4727 34,5

Tiền gửi của TCTD

400 0,7 645 0,8 1050 1,0 245 61,3 405 62,8

Tổng

57461 100 80630 100 104819 100 23169 40,3 24189 30

Một phần của tài liệu td610 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w