Ứng dụng phần mềm Proteus mô phỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế cho hệ thống bảo vệ tổng hợp cho động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha (Trang 54 - 72)

3.3.1. Tổng quan về proteus

Phần mềm Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như 8051, MCS-51, PIC, AVR…

Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola.

Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Proteus là công cụ mô phỏng cho các loại Vi Điều Khiển khá tốt, nó hỗ trợ các dòng VĐK 8051, AVR, PIC, dsPIC, ARM ... các giao tiếp I2C, SPI, CAN, USB, Ethenet,... ngòai ra còn mô phỏng các mạch số,

mạch tương tự một cách hiệu quả. Proteus là bộ công cụ chuyên về mô phỏng mạch điện tử.

Các phần mềm trong bộ là:

ISIS Schematic Capture- ISIS: Đã được nghiên cứu và phát triển trong hơn 12 năm và có hơn 12000 người dùng trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó là có thể mô phỏng hoạt động của các hệ vi điều khiển mà không cần thêm phần mềm phụ trợ nào. Sau đó, phần mềm ISIS có thể xuất file sang ARES hoặc các phần mềm vẽ mạch in khác.

Trong lĩnh vực giáo dục, ISIS có ưu điểm là hình ảnh mạch điện đẹp, cho phép ta tùy chọn đường nét, màu sắc mạch điện, cũng như thiết kế theo các mạch mẫu (templates).

Những khả năng khác của ISIS là:

- Tự động sắp xếp đường mạch và vẽ điểm giao đường mạch. - Chọn đối tượng và thiết lập thông số cho đối tượng dễ dàng - Xuất file thống kê linh kiện cho mạch

- Xuất ra file Netlist tương thích với các chương trình làm mạch in thông dụng.

- Đối với người thiết kế mạch chuyên nghiệp, ISIS tích hợp nhiều công cụ giúp cho việc quản lý mạch điện lớn, mạch điện có thể lên đến hàng ngàn linh kiện.

- Thiết kế theo cấu trúc (hierachical design) - Khả năng tự động đánh số linh kiện.

ARES PCB Layout:

ARES (Advanced Routing and Editing Software) là phần mềm vẽ mạch in PCB. Nó vẽ mạch dựa vào file nestlist cùng các công cụ tự động khác với các đặc điểm:

- Có cơ sở dữ liệu 32 bit cho phép độ chính xác đến 10nm, độ phân giải góc 0.10 và kích thước board lớn nhất là /- 10 mét. ARES hỗ trợ mạch in 16 lớp.

- Làm việc thông qua các menu ngữ cảnh tiện lợi - File netlist từ phần mềm vẽ mạch nguyên lý ISIS.

- Tự động cập nhật ngược chỉ số linh kiện, sự đổi chân, đổi cổng ở mạch in sang mạch nguyên lý.

- Công cụ kiểm tra lỗi thiết kế.

- Thư viện đầy đủ từ lỗ khoan mạch đến linh kiện dán. PROTEUS VSM:

Là sự kết hợp giữa chương trình mô phỏng mạch điện theo chuẩn công nghiệp SPICE3F5 và mô hình linh kiện tương tác động (animated model). Nó cho phép người dùng tự tạo linh kiện tương tác động và thực ra có rất nhiều linh kiện loại này được tạo ra mà không cần code lập trình. Do đó, PROTEUS VSM cho phép người dùng thực hiện các “mô phỏng có tương tác” giống như hoạt động của một mạch thật.

Thêm nữa, chương trình cung cấp cho chúng ta rất nhiều mô hình linh kiện có chức năng mô phỏng, từ các vi điều khiển thông dụng đến các linh kiện

ngoại vi như LED, LCD, keypad, cổng RS232… Do đó cho phép ta mô phỏng từ một hệ vi điều khiển hoàn chỉnh đến việc xây dựng phần mềm cho hệ thống đáp ứng các giao thức vật lý.

3.3.2. Các bước mô phỏng mạch in trong phần mềm PROTEUS

Với các phần mềm hỗ trợ trong Proteus, cũng như thư viện linh kiện đa dạng chúng em xin chọn Protues để mô phỏng tạo mạch in cho mạch điều khiển ứng dụng IC TCA 785 điều khiển động cơ một pha. Các bước tiến hành mô phỏng tạo mạch in như sẽ tiến hành như sau:

Bước 1: Vẽ mạch nguyên lý và kiểm tra xem các linh kiện có trong phần mềm có chân trong thư viện mạch in của Proteus không (nếu không thì ta phải gán chân cho nó).

Bước 2: Đổi vị trí nguồn nuôi trong mạch thành đầu nối chân nguồn ở mạch mô phỏng này chọn 3 vị trí chân nguồn CONN SIL2, CONN SIL3, ...

Hình 3.19: Đổi nối nguồn từ sơ đồ nguyên lý sang chân cắm nguồn mạch in CONN SIL

Bước 3: Chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in

Chọn vào biểu tượng có ghi Letlist Transfer To ARES trên thanh công cụ.

Hình 3.20: Hình ảnh của mạch in ARES

Bước 4: Tạo khuôn cho mạch in bằng cách chọn 2D Graphics

Hình 3.21: Tạo khuôn cho board mạch in cần mô phỏng

Bước 6: Chọn Design Rule Manager / Net Classes trên thanh công cụ để điều chỉnh kích thức của các đường dây nguồn và dây điều khiển trong mạch.

Bước 7: Chọn Auto-router / Begin Routing để phần mềm tự động sắp xếp linh kiện.

Hình 3.24: Phần mềm sắp xếp đi dây trong board mạch

Bước 8: Xuất ra mạch in hoàn chỉnh có sơ đồ hàn chân ( đã đổ khuôn

Hình 3.25: Mạch in đã mạ đồng

CHƯƠNG IV: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế cho hệ thống bảo vệ tổng hợp cho động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w