IV. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
4. Chẩn đoán
4.3. Thông tim chẩn đoán và chụp buồng tim chẩn đoán
Thông tim và chụp buồng tim được yêu cầu khi bệnh nhân cần được đánh giá chính xác về huyết động học của tim, xác định mức độ tăng áp lực ĐMP, đánh giá sức cản của hệ mao mạch phổi và khả năng đáp ứng đối với các thuốc giãn mạch phổi như Nitric Oxide hoặc Prostacyclin. Một chỉ định khác của thông tim và chụp buồng tim đối với bệnh nhân TPHĐR là để đánh giá hiệu quả của những phẫu thuật tạm thời đã được tiến hành trên bệnh nhân trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật sửa chữa toàn bộ [27],[30].
Hình 15: Chụp buồng TT trong chẩn đoán TPHĐR. (A) Hình chụp buồng thất trái nghiêng trái của một bệnh nhân TPHĐR thể TLT. (B) Hình ảnh chụp buồng thất trái
(Nguồn: Wilkinson J L, Eastaugh L J, and Anderson R H (2010). Double outlet ventricle. In: Anderson R H, Baker E J, Penny D, Redington A N, Rigby M L, Wernovsky G., eds.
Paediatric Cardiology, 3nd ed. Churchill Livingstone, Inc,:837 – 857. [53])
Các thông tin cần thiết cho quá trình chẩn đoán và điều trị mà những phương pháp chẩn đoán kinh điển không lượng giá được có thể dựa vào phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) [44].
Hình 16: Hình ảnh MRI trong chẩn đoán TPHĐR. (A) Hình ảnh MRI của bệnh nhân TPHĐR kèm theo thông sàn nhĩ thất toàn bộ, hẹp phổi cùng với
hội chứng đồng phân. (B) Hình ảnh chụp MRI đa dãy. (C) Hình ảnh chụp MRI thì tâm trương cho thấy hẹp ĐRTP do vách nón lệch hàng và phì đại. (D) Hình ảnh chụp MRI thì tâm thu cho hình ảnh hẹp ĐRTP ở hai vị trí là
phễu thất phải và van ĐMP.
(Nguồn: Sridharan S, Price G, Tann O, et al (2010). Double outlet right ventricle. In: Sridharan S, Price G, Tann O, Hughes M, Muthurangu V, Taylor A M., eds. Cardiovascular MRI in Congenital heart disease. An Imaging Atlas. 1nd ed. Springer-
Verlag Berlin Heidelberg, Inc,:112 – 115. [45])