nhiều ngành nghề truyền thống, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có thể tạo ra những giá trị kinh tế và văn hoá, tinh thần cao. Mật độ dân số Hà Nội cao ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Vậy tiêu chuẩn dùng nước và cấp nước của người dân như thế nào ?
1.2.2. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của ngườidân Hà Nội: dân Hà Nội:
+ Hiện nay thành phố có 11 nhà máy nước lớn, năm 2001 nhà máy nước Cáo Đỉnh công suất 30.000m³/ng đưa vào hoạt động nâng tổng công suất nhà máy nước lên 460.000m³/ng² phục vụ các quận nội thành
+ Đáp ứng nhu cầu cấp ước của nhà máy nước mặt như sau:
- Giai đoạn 1: Trục đường Nam Thăng Long và vành đai 3 của thành phố cấp bổ sug nước cho các quận huện nội thành (chủ yếu các quận như: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng) và cấp cho các huyện Từ Liêm, Thanh Trì.
- Giai đoạn 2: Theo vành đai 4 của thành phố cấp cho các khu vực phát triển giữa vành đai 3 và 4 thành phố khu vực phía bắc sông Hồng.
Ngày 11/3/2009, tin từ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội (KDNSHN) cho hay, hiện năng lực sản xuất của công ty đã đạt chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị 120 lít/người/ngày.
Chủ yếu do công suất khai thác của các nhà máy tăng thêm khoảng 42.000 m3/ngày-đêm. Đây là nguồn nước khai thác từ 9 giếng Thượng Cát (xây dựng hết hơn 131 tỉ đồng, bổ sung công suất cho nhà máy nước Mai Dịch tăng từ 45.000 - 70.000 m3/ngày-đêm).
Ngoài ra, nhà máy nước Gia Lâm và Bắc Thăng Long cũng được khoan bổ sung 2 giếng khác, nên từ cuối tháng 8/2008, công suất bình quân các nhà máy này cũng tăng thêm 8.000 m3.
Công ty này cho biết thêm, vấn đề còn lại để 120 lít nước sạch có đến được với mỗi người dân hay không phụ thuộc vào việc cải tạo lại đường ống cũ và lắp đặt đường ống mới.
Hè năm nay, việc cấp nước sạch còn phụ thuộc vào mực nước ngầm của Hà Nội. Mực nước này có xu hướng ngày càng hạ thấp (năm 2008 hạ thấp đến 1m), chưa kể năm 2009 bị nhuận 1 tháng vào đúng dịp hè, dễ có nguy cơ giảm lượng mưa, xảy ra khô hạn.
Theo dự báo, các khu vực Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng (thuộc quận Tây Hồ); Xuân La (quận Cầu Giấy); Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm); một số khu vực khác thuộc các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, tình hình nước sẽ ổn định.
Riêng khu vực Khương Trung và Khương Đình (quận Thanh Xuân) vẫn sẽ xảy ra tình trạng nước yếu.
Ngoài ra, các khu tập thể cao tầng, các khu di dân và khu vực mạng lưới đường ống chưa được cải tạo sẽ được chú trọng khi cấp nước hè. Trong trường hợp có sự cố đột xuất về nước, các bệnh viện, trường học, UBND các phường có thể làm thủ tục xin cấp nước bằng xe stéc, liên hệ trực tiếp với các xí nghiệp KDNS quản lý địa bàn.
Vẫn tin từ Công ty KDNSHN, đơn vị này đang lên phương án về tăng giá nước sạch, tuy nhiên chưa có kết quả cuối cùng. Việc tăng giá nước là do giá điện đã tăng thêm 8,92% từ ngày 1/3 (chi phí tiền điện chiếm khoảng 30% giá thành sản xuất nước sạch).
Nhu cầu tiêu thụ :
Dự báo tổng nhu cầu nước sạch năm 2010 ước tính khoảng 1,13 triệu m3/ngđ và năm 2020 là khoảng 1,69 triệu m3/ngđ. Nhu cầu tiêu thụ nước được tính toán cho ba khu vực chính là Tây Nam Hà Nội (hữu ngạn sông Hồng), Đông Nam Hà Nội (tả ngạn sông Hồng và Gia Lâm) và Bắc Hà Nội (tả ngạn sông Hồng, Đông Anh, Sóc Sơn). Trong tổng nhu cầu nước năm 2020, 67% nhu cầu nước tập trung tại Tây Nam Hà Nội, 16% tại Đông Nam Hà Nội và 17% sẽ tập trung tại Bắc Hà Nội.
Bảng 4 : Nhu cầu nước đô thị phân theo khu vực địa lý
Khu vực 2003 2020
Nam Hà Nội 631 1.402,7
Bắc Hà Nội 137 287,3
Tổng số 768 1.690
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Tỷ lệ nhu cầu người dân phía Nam Hà Nội là 80% trong năm 2003, phía bắc Hà Nội nhu cầu sử dụng nước chỉ chiếm 20%, theo địh hướng phát triên vùng và dân cư dự tính năm 2020 nhu cầu sử dụng nước phía Nam Hà Nội cao là 83% và ở phía Bắc Hà Nội có 17%. Chứng tỏ rằng trong tương lai vẫn tập trug dân cư, xí nghiệp, nhà máy ở phía Nam Hà Nội.