1. Thiết kế thành phần BTXM
5.1. nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài " Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần cấp phối cốt liệu đến cường độ của BTXM " đã tập trung giải quyết, phân tích ảnh hưởng quan trọng của thành phần cấp phối cốt liệu đến cưòng độ của BTXM thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết về cấp phối và lý thuyết về BTXM, kết hợp với thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nội dung đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:
-Nêu các cơ sở lý thuyết tính toán cấp phối tốt nhất và mốt số vấn đề gặp phải khi ứng dụng đường cong cấp phối liên tục trong thực tế ở Việt nam, Mỹ, Pháp . .. Như việc ứng dụng các đường cong cấp phối tốt nhất của giáo sư N.N. Ivalop trong thiết kế bê tông nhựa tông nhựa lảy sinh vấn đề là các loại hỗn hợp bê tông nhựa có cấp phối hạt như nghiên cứu của Ivalop chứa quá nhiều thành phần hạt nhỏ(bột khoáng), do đó chứa quá nhiều chất liên kết asphan, làm cho bê tông nhựa có độ dẻo lớn và tính chịu cắt kém.Chính vì vậy mà nẩy sinh xu hướng dùng đường cong giới hạn của cấp phối không liên tục(chứa hàm lượng hạt nhỏ ít hơn và hàm lượng hạt lớn nhiều hơn so với đường cong của Ivalop hay của Fuller).
- Khi nghiên cứu tổng quan vể BTXM, tác giả đã chỉ rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hỗn hợp BTXM như hàm lượng nước, lượng dùng xi măng; cấp phối hạt và tính chất của cốt liệu; ảnh hưởng của phụ gia và gia công chấn động. Thấy rõ được bản chất và quá trình hình thành cấu trúc và cường độ của BTXM, để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến cường độ của BTXM, đề xuất các hướng kỹ thuật để làm tăng cường độ BTXM, như để đảm bảo chất lượng bê tông ta phải tác động làm tăng cường độ dính Rd, tăng cường độ vữa xi măng Rv và tăng tính đồng nhất của bê tông.
Như vậy qua nghiên cứu tổng quan lý thuyết về cấp phối và BTXM , tác giả đã làm rõ được vấn đề: Việc nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu đến cường độ của BTXM đối với từng loại cốt liệu cụ thể ở Việt Nam là rất cần thiết.
Luận án Thạc sỹ KHTK Chương 5: Kết luậnvà kiến nghị
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đã sử dụng cấp phối cốt liệu lấy ở mỏ đá Sunway- Hà Tây để nghiên cứu ảnh hưởng đối với đặc trưng cường độ của bê tông thường cốt liệu đặc chắc ở trong phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- ảnh hưởng của đường kính hạt là rõ ràng, với đá 2x4 cho cường độ bê tông cao hơn so với đá 1x2.
- ảnh hưởng của cấp phối hạt: Vơi bê tông có cấp phối hạt đặc chắc, độ rỗng bé thì cường độ của bê tông được cải thiện đáng kể, cụ thể là khi phôi hợp hai loại đá 1x2 và 2x4 với tỷ lệ tương ứng là 35 và 65% thì cường độ BTXM cao hơn so với cường độ BTXM sử dụngmỗi loại đá riêng biệt.
- ảnh hưởng của thành phần cấp phối: Để thấy rõ ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu tác giả đã tiến hành thay đổi hàm lượng đá 2x4 tính theo phương pháp của Bôlômây- XKrămtaev và đúc mẫu thí nghiệm với bê tông mác 250 và mác 300. Sau khi so sánh kết quả thì thấy rằng khi biến đổi mức ngậm cát trong khoảng 0.3 - 0.5 cường độ BTXM vẫn đạt yêu cầu và phương pháp của Bôlômây- XKrămtaev không cho kết qủa tốt nhất.
+ Khi tăng đá 2x4 và giảm cát, cường độ nén của BTXM được cải thiện và cho giá trị tốt nhất ở mức ngậm cát bằng 0.36(vơi bê tông M250#) và 0.34 (với bê tông 300#).Tuy nhiên cường độ chịu uốn và tính công tác của hỗn hợp có giảm đi nhưng vẫn đạt yêu cầu.
+ Khi giảm đá 2x4 và tăng cát thì cường độ chịu uốn của bê tông lại được cải thiện và cho giá trị tốt nhất tại mức ngậm cát là bằng 0.46. Tuy nhiên tính công tác của bê tông lại giảm đi đáng kể do ảnh hưởng của hàm lượng cát tăng.
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng thoi dẹt, tác giả đã thí nghiệm hàm lượng thoi dẹt tăng đến 45%. Kết qủa là cường độ của BTXM vẫn đạt yêu cầu, tuy nhiên tích đồng nhất của bê tông có bị ảnh hưởng( được thể hiện qua một số mẫu nén cùng một mẻ trộn, xong kết quả có sự trênh nhau đáng kể).
- Như đã trình bầy ở chương tổng quan vể BTXM, tác giả đã làm rõ được ưu điểm của cấp phối gián đoạn là cho độ chặt tốt hơn, cấp phối có ít độ rỗng hơn,nhưng lại không đảm bảo về vấn đề kinh tế do phải loại bốt một số hạt trung gian. Chính vì vậy mà tác giả nghiên cứu sử dụng cấp phối nửa gián đoạn mà ở đây chính là cấp phối đá dăm (0/37.5 mm), một loại vật liệu được sử dụng làm móng đường cấp cao. Và kết qủa thí nghiệm cho cường độ bê tông được cải thiện rõ rệt cả về cường độ nén và uốn.
Luận án Thạc sỹ KHTK Chương 5: Kết luậnvà kiến nghị
74