Năm 2002, thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường được sáp nhập, với tên gọi là Thị xã Lào Caị
Tháng 11/2004, thành lập Thành phố Lào Cai thuộc Tỉnh Lào Cai theo nghị định 195-NĐ/CP của Chính Phủ (đô thị loại III), với 17 đơn vị hành chính, gồm 12 phường và 5 xã.
3.4.1 điều kiện tự nhiên
Thành phố Lào Cai nằm ở toạ độ 22025' - 22030' vĩ độ Bắc và 103037' - 104022' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, Vân Nam – Trung Quốc; phía Nam giáp huyện Bảo Thắng; phía Tây giáp huyện Bát Xát và huyện Sa Pa; phía Đông giáp huyện Mường Khương và huyện Bảo Thắng.
Thành phố Lào Cai có diện tích tự nhiên là: 22.150ha (trong đó diện tích đất tự nhiên nội thị là 2.600ha, diện tích đất chưa sử dụng lên tới 6.643ha). Thành phố Lào Cai là thành phố duy nhất trong cả nước có 10,5Km đường biên giới với Hà Khẩu - Vân Nam - Trung Quốc, là cầu nối giữa vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với
Việt Nam và với khu vực Đông Nam á.
3.4.2 Dân số
Bảng 3-13
Số
TT Phường, Xã Diện tích (ha) Dân số (4/2004)
1 Phường Lào Cai 343 3.638 2 Phường Phố Mới 441 8.798 3 Phường Duyên Hải 380 9.319 4 Phường Cốc Lếu 118 13.582 5 Phường Kim Tân 248 15.866 6 Phường Pom Hán 185 8.640 7 Phường Bắc Lệnh 339 3.492 8 Phường Thống Nhất 272 1.358 9 Phường Xuân Tăng 342 1.138 10 Phường Bắc Cường 1.279 4.267 11 Phường Nam Cường 1.117 4.178 12 Phường Bình Minh 1.050 4.517 13 Xã Vạn Hoà 2.031 2.238 14 Xã Đồng Tuyển 1.560 2.850 15 Xã Cam Đường 1.511 6.707 16 Xã Tả Phời 8.394 5.560 17 Xã Hợp Thành 2.540 4.077 Tổng Cộng 22.150 100.225
Trong đó:
-Dân số thường trú: 86.985 ngườị
-Dân số tạm trú quy đổi là: 13.240 ngườị
-Nguồn lao động: 62.300 ngườị Với 96,6% lao động phi nông nghiệp. -Số lao động không có việc làm: 1.640 người
-Số lao động chưa có việc làm ổn định: 7.500 ngườị Trong đó: học sinh các trường Cao đẳng, THCN, CN kỹ thuật... khoảng 3.500-4000người/năm; lao động thời vụ khoảng 3000 người/năm.
3.4.3 cơ sở hạ tầng
1- Về nhà ở.
Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, nhà ở và các công trình công cộng, trụ sở làm việc của các cấp chính quyền...được xây dựng khang trang, hiện đạị Có trên 80% dân cư nội thành có nhà ở kiên cố, với diện tích bình quân 18,5m2/ngườị Diện tích các công trình phúc lợi công cộng bình quân đạt 2,5m2/ngườị
2- Về giao thông.
Thành phố Lào Cai có quốc lộ 4E, 4D và quốc lộ 70 chạy qua, có đường sắt liên
vận Quốc Tế Hà Nội – Côn Minh, cách Thủ đô Hà Nội về phía Bắc 385Km đường
bộ và 295Km đường sắt.
Tổng chiều dài đường bộ ở khu vực thành phố là 165Km, trong đó khu vực nội
thành có 69,5Km với trên 56Km được xây dựng hoàn chỉnh. Mật độ đô thị đạt 12,1Km/Km2. Hệ thống đường đô thị được xây dựng khá hoàn chỉnh. Hệ thống cầu
đường bộ qua sông Hồng, sông Nậm Thi được xây dựng khá hiện đại, quy mô, hiện
tại đảm bảo giao thông thuận tiện. Bến xe Lào Cai có diện tích trên 20.000m2, phục vụ thuận lợi các chuyến đi liên tỉnh và nội tỉnh.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Côn Minh qua thành phố Lào Cai là 10Km. Ga Lào
Cai có chiều dài 1,5Km, hàng ngày có từ 10 ữ 12 chuyến tầu khách và khoảng 10
chuyến tầu hàng qua lạị Diện tích bãi ga 19,7hạ
Tuyến đường thủy Lào Cai – Yên Bái được hoàn thành năm 2006 và đưa vào sử dụng với năng lực vận chuyển hàng hoá ước đạt 500.000Tấn/ năm.
3- Về cấp, thoát nước.
-Cấp nước: Thành phố Lào Cai có 3 hệ thống cấp nước sinh hoạt, đáp ứng 70% nhu cầu của người dân thành phố với tiêu chuẩn 100lít/người/ngàỵ
-Thoát nước: Mật độ đường cống thoát nước đạt 4,5Km/Km2 đảm bảo thoát nước mưa và thoát nước bẩn cho thành phố.
4- Về vệ sinh môi trường.
Hiện nay, lượng thu gom rác thải ở thành phố là 100m3/ngày, được vận chuyển
đến khu khu xử lý cách thành phố 6Km. Các tuyến đường phố hàng ngày được quét
dọn, phun nước, đảm bảo sạch sẽ về môi trường và cảnh quan đô thị.
5- Về các vấn đề khác.
Hệ thống điện, hệ thống thông tin, liên lạc, bưu điện, phát thanh – truyền hình phục vụ khá thuận lợi, chu đáo và đầy đủ nhu cầu của người dân thành phố. Lượng máy điện thoại cố định đạt tới 30máy/100 dân, tốc độ phát triển hàng năm 20%.
Hệ thống công viên, cây xanh, các công trình công cộng cũng khá hoàn chỉnh, quy mô. Thành phố có trên 170 điểm vui chơi, giải trí như: sân vận động, nhà Văn hoá, nhà thi đấu thể thaọ Ngoài ra thành phố còn có công viên Nhạc Sơn, khu du lịch
Đền Thượng, Đền Mẫu, cửa khẩu Quốc Tế Lào Cai, phục vụ thị hiếu của nhân dân
nội thành và khách du lịch.
Điểm du lịch Sa Pa chỉ cách thành phố Lào Cai 31Km, do vậy thu hút rất lớn lượng khách du lịch đến với thành phố Lào Caị
3.5 định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Lào Cai từ năm 2006-2010
3.5.1 căn cứ xây dựng kế hoạch
-Căn cứ vào các Nghị quyết, Nghị định của TW đã hoạch định trên địa bàn: NQ37-NQ/TW, QĐ186, QĐ120, QĐ135, ...
-Căn cứ các quy hoạch, đề án, dự án đã phê duyệt; các dự án đã đăng ký.
-Căn cứ vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2001-2005) và điều kiện thực tế của địa phương, cơ hội và thách thức khi Việt Nam đã gia nhập WTỌ
3.5.2 nhận định khó khăn, thuận lợi
1- Thuận lợị
-Trong những năm qua, nền KTXH của tỉnh từng bước được ổn định và phát triển, đó là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch phát triển các năm tiếp theọ
-Lào Cai đã từng bước tạo được môi trường hấp dẫn và uy tín đối với các nhà đầu tư, tranh thủ nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đảng và Chính Phủ tiếp tục có
những chủ trường, chương trình, dự án lớn, ưu tiên và tập trung cho phát triển vùng cao biên giớị
2- Khó khăn.
-Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông Hà Nội-Lào Caị Một số thôn bản ở các xã vẫn chưa có đường giao thông, hệ thống trường học, bệnh xá, điện, nước sạch cho sinh hoạt.
-Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa tạo được nguồn lực ổn định và lâu dài cho đầu tư phát triển. Trình độ dân trí còn thấp, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế.
3.5.3 Quan điểm chỉ đạọ
-Tỉnh đã xác định: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mặt trận hàng đầu; Công nghiệp và Xây dựng là nền tảng; Thương mại và Du lịch dịch vụ là mũi nhọn.
-Tiếp tục ưu tiên đầu tư, phát triển vùng cao, vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Tập trung khai thác, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
-Phát huy cao độ nguồn nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực, tập trung đầu tư tạo bước đột phá mới trong phát triển công nghiệp và du lịch, dịch vụ.
-Đẩy mạnh, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong công tác giáo dục- đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với củng cố an ninh quốc phòng. Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại, tạo sự ổn định và môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hộị
3.5.4 mục tiêụ
1- Mục tiêu tổng quát.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tiếp tục chuyển dịch mạnh về cơ cấu các ngành kinh tế, trong nội bộ tong ngành kinh tế, cơ cấu lao động và đầu tư. Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa-xã hộị Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hộị Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoạị Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền an ninh biên giới quốc giạ
2- Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010.
a/Về kinh tế:
-Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 10,5%. Trong đó Nông-Lâm nghiệp tăng 6%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 16%, Du lịch và dịch vụ tăng 10%.
-Tổng GDP theo giá hiện hành là 5.610 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người là 9 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2005.
-Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP: Nông-Lâm nghiệp chiếm 27%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 31%, Du lịch và dịch vụ chiếm 42%.
-Tổng sản lượng lương thực có hạt: 200 ngàn tấn. -Giá trị xuất khẩu trên 1ha canh tác: 20 triệu đồng. -Tỷ lệ che phủ của rừng: 48%.
-Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn: 2.055 tỷ đồng, bình quân tăng 26,2%/năm.
-Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh: 70 triệu USD, bình quân tăng 15%/năm, trong đó xuất khẩu là 25 triệu USD-bình quân tăng 8%/năm.
-Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai: 1 tỷ USD, bình quân tăng 20%/năm, trong đó xuất khẩu 325 triệu USD-bình quân tăng 15%/năm.
-Lượng khách du lịch: 0,8-1,2 triệu lượt khách, bình quân tăng 10-12%. Doanh thu du lịch 700 tỷ đồng, bình quân tăng 27%/năm.
-Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 1.000 tỷ đồng, bình quân tăng 10,75%/năm, trong đó thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng 13,7%/năm.
b/Về xã hội:
-Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2007. -Tỷ lệ huy động trẻ em từ 6-14 tuổi đến trường: 98,5%.
-Phấn đấu đến năm 2010 có 30% số trường Mầm non, 25% số trường Tiểu học,
20% số trường THCS và 20% số trường THPT đạt chuẩn quốc giạ
-Tạo việc làm và giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo 35-36%, trong đó lao động được đào tạo nghề 24-25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 2,5%. Thời gian sử dụng lao động nông thôn 82%.
-Trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 đưa Lào Cai ra khỏi danh sách những tỉnh nghèo nhất nước.
-Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,5%.
-Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: 95%. -Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về Ytế: 60%.
-Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình: 90%. Tỷ lệ số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam: 95%.
-Tỷ lệ thôn, bản được công nhận đạt danh hiệu văn hóa: 33%. -Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hóa: 75%.
-Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa: 70%. Tỷ lệ cơ quan, trường học đạt chuẩn đơn vị văn hóa: 90%.
c/Về đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
-Đô thị: Đến năm 2010, cơ bản xây dựng xong và di chuyển các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh về khu đô thị mớị Nâng cấp xã Mường Khương (huyện Mường Khương) và thị trấn SiMaCai (huyện SiMaCai) lên đô thị loại 5. Tập trung đầu tư cho thị trấn SaPa và Bảo Thắng có đủ điều kiện nâng cấp lên đô thị loại 4.
-Giao thông: Cơ bản hoàn thành việc xây dựng đường giao thông liên thôn liên thôn tới các thôn bản. 100% tuyến đường tới trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối, trong đó 60% tuyến đường có mặt đường đá dăm láng nhựạ
-Cấp điện: 100% số xã có lưới điện quốc gia, 75% số hộ dân được sử dụng điện.
-Cấp nước sinh hoạt: Trên 90% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 75% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
-Trường học: Trên 80% trường học được kiên cố hóạ
-Y tế: Tất cảc các xã trên địa bàn tỉnh đều có trạm y tế, trong đó có 60% trạm xá đạt tiêu chuẩn quốc giạ
d/Về dân số, lao động và việc làm:
Dự báo đến năm 2010, dân số tỉnh Lào Cai đạt 623.000 người, số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động 332.000 ngườị
Trong 5 năm tới sẽ thu hút, tạo việc làm mới cho 33.000 lao động, trong đó:
-Ngành Nông-Lâm nghiệp: 25.000 lao động, chiếm 76%
-Ngành Công nghiệp-Xây dựng: 2.700 lao động, chiếm 8,2%
-Ngành Thương mại-Dịch vụ: 5.300 lao động, chiếm 15,8%
e/Về vốn đầu tư phát triển:
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới ước khoảng 21.720 tỷ đồng,
gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2001-2005, bình quân tăng 15%/năm. Dự báo được
hình thành từ các nguồn vốn sau:
-Vốn đầu tư phát triển từ NSNN và có tính chất từ NSNN: 12.450 tỷ đồng, chiếm 57,3%, trong đó:
+Vốn tỉnh trực tiếp quản lý: 6.500 tỷ đồng.
-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.010 tỷ đồng, chiếm 4,7%.
-Vốn đầu tư từ các khu vực dân cư và của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 8.260 tỷ đồng, chiếm 38%.
3- Mục tiêu và định hướng phát triển của ngành Xây dựng.
Mục tiêu: Để thay đổi diện mạo của tỉnh, giai đoạn 2006-2010, ngành Xây dựng tỉnh Lào Cai sẽ tập trung vào các đề án sau:
Đề án 1: Cải tạo chỉnh trang thành phố Lào Caị Xây dựng và chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính của tỉnh về khu đô thị mới vào năm 2010. Hoàn thiện chỉnh
trang thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường cũ. Xây dựng khu đô thị mới Lào Cai –
Cam đường với quy mô 2.350hạ Bên cạnh đó là xây dựng hạ tầng giao thông đô thị,
các khu chung cư , nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải, các khu biệt thự cho thuê, các công trình hạ tầng công cộng. Rà soát lại tình hình quy hoạch bổ sung, điều chỉnh lại cho phù hợp, thực hiện quy hoạch các tuyến phố, các bãi đậu xẹ
Đề án 2: Nâng cấp thị trấn SaPa từ đô thị loại 5 lên loại 4.
Đề án 3: Nâng cấp thị trấn Bát Xát từ đô thị loại 5 lên loại 4.
Đề án 4: Nâng cấp thị trấn Bắc Hà từ đô thị loại 5 lên loại 4.
Đề án 5: Nâng cấp thị trấn Phố Lu từ đô thị loại 5 lên loại 4.
Đề án 6: Nâng cấp thị trấn Tằng Loỏng từ đô thị loại 5 lên loại 4.
Đề án 7: Nâng cấp huyên lỵ Mường Khương thành thị trấn Mường Khương .
Đề án 8: Nâng cấp huyện lỵ SiMaCai thành thị trấn SiMaCaị
Bốn khu kinh tế trọng điểm thuộc khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai:
1.Trung tâm thương mại Quốc tế Lào Cai: Diện tích 50ha, 22.204m2 sàn xây dựng.
2.Khu thương mại Kim Thành: Diện tích 152ha, đối đẳng với khu mậu dịch tự do Hà Khẩu-Trung Quốc.
3.Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải: Diện tích 304hạ 4.Cụm công nghiệp Đông Phố Mới: Diện tích 146hạ
4- Mục tiêu và định hướng phát triển GTVT.
Từ nay đến năm 2010, ngành GTVT Lào Cai đặt ra mục tiêu:
-Hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, phần nằm trên địa bàn do
tỉnh quản lý.
-Hoàn thành nâng cấp QL4D.
-Xây dựng QL4 đoạn nối Hà Giang – Lào Caị
-Quản lý và sửa chữa đường, đảm bảo giao thông thông suốt từ Hà Nội tới tỉnh, từ tỉnh xuống các huyện, xã.
-Xây dựng cầu Kim Thành nối Lào Cai (Việt Nam) với Hà Khẩu (Trung Quốc). -Xây dựng cầu Cốc Ly nối tỉnh lộ 153 ( đường Bắc Ngầm – Bắc Hà) với tỉnh lộ 154 ( đường Hoàng Liên Sơn 2).
-Nâng cấp tỉnh lộ 155 ( đường Ô Quy Hồ – Bản Xéo) dài 29Km.
-Triển khai xây dựng đường D2 (thành phố Lào Cai) theo quy mô đường cấp 2 đô thị.
-Nâng cấp đường biên giới chiều dài 78,8Km. Kinh phí đầu tư 70,73tỷ đồng.
-Nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, mở rộng ga Lào Caị
-Lập dự án chỉnh trị sông Hồng để có thể cho phép tàu 200 tấn chạy được