Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Một phần của tài liệu xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng (Trang 37 - 40)

II. Các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam

2.8.Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Tên chính thức: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Tỉnh Cà Mau Tên ngắn gọn: Khu sinh quyển Mũi Cà Mau

Ngày được công nhận : 26/05/2009

Tổng diện tích & Dân số: 371,306 ha , Dân số 170,321 người

2.8.1. Tổng quan

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha. Tại vùng

lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây.

Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.

Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

2.8.2. Đa dạng sinh học

Hệ động, thực vật rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau tuy không đa dạng về loài, nhưng do vị trí địa lý và đặc điểm riêng biệt về rừng đã tạo cho nơi đây một giá trị khoa học và sinh thái tiêu biểu.

*Hệ thực vật: ở đây có 27 loài cây ngập mặn với quần thể gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, vẹt và rừng mắm; trong đó có 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam là đước đôi và quao nước.

* Hệ động vật: tiêu biểu là lớp chim với 93 loài, thuộc 33 họ và 9 bộ; có 11 loài chim quý hiếm, 7 loài đang bị đe dọa cấp quốc gia, 7 loài bị đe dọa cấp toàn cầu và 1 loài được nêu trong Nghị định 32 của Chính phủ. Đây là nguồn gen quý hiếm đang được ưu tiên bảo tồn. Khu hệ thú có 26 loài thuộc 11 họ và 8 bộ, trong đó có 11 loài thuộc diện quý hiếm, có 6 loài đang bị đe dọa cấp toàn cầu... Đặc biệt, hai loài thú có trong sách đỏ IUCN là 2 loài linh trưởng (khỉ đuôi dài và cà khu). Lưỡng cư và bò sát đã phát hiện 43 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ; có 16 loài đang bị đe dọa, trong đó 13 loài bị đe dọa cấp quốc gia và 6 loài bị đe dọa cấp toàn cầu; 9 loài bò sát có tên trong Nghị định 32 của Chính phủ và 9 loài lưỡng cư thuộc 5 họ và 2 bộ, có 1 loài lưỡng cư cũng bị đe dọa diệt vong cấp quốc gia.

Về thủy sản đã xác định được 139 loài cá, thuộc 21 bộ, 55 họ, 89 giống với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Hiện đã xác định được 53 loài thân mềm thuộc 9 bộ, 28 họ và 8 giống. Đáng lưu ý là các loài cá ngựa đen; cá cháo lớn thuộc họ cá cháo, bộ cá cháo biển là loài sống ven bờ và cửa sông đang có nguy cơ

tuyệt chủng. Cũng như cá mòi không răng và sam ba gai đuôi số lượng giảm mạnh. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các đối tượng này nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp.

Một phần của tài liệu xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng (Trang 37 - 40)