Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá, quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HABUBANK (Trang 39 - 41)

- Tổ trức tín dụng và bên bảo đảm thoả thuận về giá xử lý tài sản bảo

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Trong xu thế “đổi mới” sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), lần đầu tiên ở nước ta các ngân hàng cổ phần được thành lập. Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hà Nội - tiền thân của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ngày nay là một trong những Ngân hàng cổ phần đầu tiên đó.

Ngày 30 tháng 12 năm 1988, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 139 - NH/QĐ ban hành “Điều lệ Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hà Nội”. Ngày 31 tháng 12 năm 1988, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6719/QĐ-UB cho phép Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hà Nội có tên gọi HABUBANK (viết tắt là HBB) được hoạt động kể từ ngày 2 tháng 1 năm 1989.

Thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 5 năm 1990, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động số 00020/NH-GP ngày 6 tháng 6 năm 1992 theo đó Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hà Nội được mang tên mới “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội”, tên giao dịch quốc tế là HABUBANK, gọi tắt là HBB; mức vốn điều lệ khởi điểm là 5 tỷ đồng. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 104/QĐ-NH5 trong đó xác định rõ nội dung hoạt động của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.

Đến nay, trải qua hơn 16 năm tồn tại, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thử thách và phát triển. Ngân hàng đã tiến hành nhiều lần Đại hội Cổ đông thường niên. Có thể nói

Đại hội Cổ đông lần thứ IV họp ngày 28 tháng 3 năm 1995 tiến hành sau Đại hội Cổ đông bất thường họp ngày 25 tháng 2 năm 1995 là một mốc quan trọng đánh dấu sự ổn định và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội.

Với sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, sự tín nhiệm của các cổ đông, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội tăng trưởng liên tục, dưới đây là các mốc tăng đáng chú ý: - Tháng 6 năm 1992: 5 tỷ đồng - Tháng 3 năm 1996: 50 tỷ đồng - Tháng 12 năm 2000: 70 tỷ đồng - Tháng 9 năm 2002: 80 tỷ đồng - Tháng 4 năm 2003: 120 tỷ đồng - Tháng 4 năm 2005: 290 tỷ đồng

Trong cơ cấu vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ trọng từ 15 đến 25%.

Khi mới thành lập, Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội là ngân hàng chuyên doanh kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực nhà trên địa bàn Hà Nội. Đến năm 1992, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã được mở rộng hơn, điều lệ của ngân hàng đã xác định rõ “Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội hoạt động đa năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nhà đất, vật tư xây dựng, các chương trình phát triển nhà chỉnh trang đô thị, các dịch vụ thương mại về nhà, đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng cần thiết khác”.

Từ năm 1995 đến nay hoạt động của Ngân hàng đã được đa dạng hoá và chuyển dần theo hướng mới phù hợp với tình hình chung, trở thành Ngân

hàng hoạt động đa năng. Đến nay, mạng lưới của ngân hàng gồm hội sở chính, bảy chi nhánh, ba phòng giao dịch. Trước đây, đối tượng khách hàng chủ yếu là tư nhân thì đến nay đã có cả doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh với nước ngoài. Từ đầu năm 1999, Ngân hàng đã bắt đầu tiến hành đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác như đầu tư vào kinh doanh cổ phần của một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

Cùng với sự phát triển, tổng tài sản có của ngân hàng đã từng bước tăng trưởng, từ 21 tỷ đồng năm 1993, 93 tỷ năm 1995, 148 tỷ năm 1997, 908 tỷ đồng năm 2000 và đến năm 2004 là 2.686 tỷ đồng.

Ngoài việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội cũng rất chú ý đến việc mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài. Đến nay Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng khác nhau trên thế giới, đồng thời mở tài khoản và ký hợp đồng hợp tác toàn diện với trên 10 ngân hàng lớn, trong đó có: : ABN AMBRO BANK (Hà Lan), BERLINER BANK (Đức) STANDARD CHARTERED BANK (Anh)...

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá, quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HABUBANK (Trang 39 - 41)