0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồ m2 phần: + Phần 1: Thông tin chung: Họ tên, nghề nghiệp, tuổi, địa chỉ, số nhân khẩu, + Phần 2: Các vấn đề liên quan đến thuốc BVTV Đối tượng phỏng vấn: Nghệ An Tiến hành phỏng vấn phối ngẫu nhiên cho người dân trong 03 xóm tại xã Nghi Thái

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ NGHI THÁI, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 -76 )

+ Phần 2: Các vấn đề liên quan đến thuốc BVTV. - Đối tượng phỏng vấn:

Người dân trực tiếp sử dụng thuốc BVTV tại xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Tiến hành phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp người dân trong khu vực nghiên cứu: sử dụng 60 phiếu hỏi, phân phối ngẫu nhiên cho người dân trong 03 xóm tại xã Nghi Thái.

3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nghi Thái là 1 trong 30 xã của huyện Nghi Lộc, với diện tích khoảng 938 ha, dân số là 7.805 người, gồm 1.952 hộ. [4]

Xã Nghi Thái nằm phía Đông Nam của huyên Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Phía bắc giáp xã Nghi Phong, phía đông bắc giáp xã Nghi Xuân và Phúc Thọ, phía tây và nam giáp xã Hưng Lộc và xã Hưng Hòa, thành phố Vinh. Có vị trí địa lý gần sát với thành phố Vinh (đô thị loại I), gần với sân bay Vinh, có đường Lê Viết Thuật chạy xuống bãi biển Cửa Hội và khu nghỉ mát du lịch Cửa Lò, có đường ven sông Lam Dũng Quyết chạy qua. Có thể nói hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không rất thuận tiện cho giao thương và phát triển kinh tế xã hội. [4]

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn

Xã Nghi Thái là một xã của huyện Nghi Lộc, do vậy có điều kiên về khí hậu, thủy văn chịu ảnh hưởng chung của toàn huyện.

Khí hậu: Mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 – 24,5oC, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 40oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 – 20,5oC, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 10,2oC. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.637 giờ.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm, nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10. Đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính.

Gió mùa Đông Bắc (gió Bắc) nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Gió Đông Nam (gió Nồm) mát mẻ từ biển Đông thổi vào, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan (gió Lào) tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang, là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam tạo nên một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất

và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện. Những đặc trưng về khí hậu là biên độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8 – tháng 10), còn mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.

Thủy văn: Nghi Thái có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú, trong đó có hệ thống sông lớn là Sông Cả.

- Sông Cả (sông Lam): chảy qua phía đông của xã. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200km2, tổng lượng nước 21,90km3 tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688m3/s và modun dòng chảy năm 25,3 l/s.km2. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.

- Hệ thống ao hồ đầm: Nghi Thái có trên 20 ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn, có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và phục vụ nhu cầu nước tại chỗ.

Điều kiện khí hậu, thủy văn của Nghi Thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ thống sông ngòi, ao hồ là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân và có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển.[4]

4.1.1.3. Địa hình

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn: Vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng.

Xã Nghi Thái thuộc vùng đồng bằng, ở đây chủ yếu là đất cát biển có độ cao từ 1,5 – 5,0m là vùng đất màu mỡ và giàu dinh dưỡng thuận lợi cho phát triển trồng trọt của huyện.[4]

4.1.1.4. Điều kiện đất đai

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 938 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 545,17 ha (chiếm 58,12 % tổng diện tích).

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Nghi Thái STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 938 100 1. Nhóm đất nông nghiệp NNP 545,17 58,12

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 519,18 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm CHN 496,74

1.1.1.1. Đất trồng lúa LUA 319,77

1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác HNK 176,97 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 22,44

1.2. Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1. Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2. Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3. Đất rừng đặc dụng RDD 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25,99 1.4. Đất làm muối LMU 1.5. Đất nông nghiệp khác NKH

2. Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 387,3 41,29

2.1. Đất ở OTC 235,76

2.1.1. Đất ở tại nông thôn ONT 235,76

2.1.2. Đất ở tại đô thị ODT

2.2. Đất chuyên dùng CDG 143,2

2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 1,45 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,89

3. Đất chưa sử dụng CSD 5.53 0,59

(Nguồn: UBND xã Nghi Thái. 2013)

Từ bảng trên ta thấy, xã Nghi Thái là một xã thuần nông, đất nông nghiệp được sử dụng nhiều để trồng các cây như lúa, ngô, lạc, ...

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

UBND xã đã tổ chức kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hóa gia đình và đội ngũ cộng tác viên dân số của địa phương, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cán bộ dân số của xã thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ. Hàng tháng, hàng quý tổ chức giao ban, phản ánh kịp thời diễn biến của công tác dân số, nắm chắc số hộ, số khẩu và số trẻ em mới sinh, dự báo chính xác số chị em có nguy cơ đẻ dày, đẻ nhiều ở các khu vực dân cư.

Bảng 4.2. Tình hình phát triển dân số trên địa bàn xã năm 2013

STT Đặc điểm ĐVT Số

lượng So với năm 2012

1 Số hộ Hộ 1952 Tăng 64 hộ

2 Số nhân khẩu Khẩu 7805 Tăng 113 khẩu

3 Tỷ lệ giới tính nam/ nữ - 117/100

4 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 6,05 Giảm 9,03%

5 Tỷ xuất phát triển dân số

1,3

(Nguồn: UBND Xã Nghi Thái. 2013)

Dân số gia tăng, đây chính là nguồn lao động dồi dào cho xã trong tương lai, nhưng cũng tạo ra những thách thức mới về việc làm, chỗ ở và an ninh trật tự của xã. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, biện pháp ngăn chặn chưa kịp thời, dẫn đến tỷ lệ sinh còn ở mức cao, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai còn thấp. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính còn ở mức cao.

4.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Xã đã chú trọng xây mới và bảo dưỡng các công trình như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học, nhà văn hóa, điện hạ thế, trạm xá, hạ tầng kỹ thuật... các công trình hiện đang tiếp tục phát huy hiệu quả, được giao cho cộng đồng quản lý, khai thác sử dụng, góp phần phát triển kinh tế từng xóm.

Hiện trên địa bàn xã có:

- Có 1 trạm y tế.

- 100% thôn xóm có nhà văn hóa. - Điện lưới quốc gia về tới từng hộ dân.

- Có các tuyến đường phục vụ cho nhu cầu nhân dân đi lại.

4.1.2.3. Thực trạng kinh tế của xã

Tổng giá trị thu nhập toàn xã ước đạt 134,402 tỷ đồng, tăng 1,61 lần (161%) so với năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,02 triệu đồng/ người/ năm.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã năm 2013

STT Đặc điểm Doanh thu (tỷ đồng) So với năm 2012 (%) 1

- Giá trị sản xuất nông nghiệp 93,86 134,08 + Thu nhập từ sản xuất cây trồng vụ đông

xuân 65,91 139,4

+ Thu nhập từ sản xuất cây trồng vụ hè thu 3,9 112,8 + Thu nhập từ sản xuất cây trồng vụ mùa 17,55 128,1 + Thu nhập từ sản xuất cây trồng vụ đông 4,55 121,1 + Thu nhập từ sản xuất kinh tế vườn 1,95 104,13 2 - Thu nhập từ thương mại dịch vụ và tiểu

thủ công nghiệp 12,23 156,87

3 - Thu nhập từ các nguồn kinh tế khác 28,31 122,56

(Nguồn:UBND xã Nghi Thái. 2013)

Việc sản xuất của nhân dân địa phương tập trung chủ yếu vào cây trồng là lúa, ngô, lạc,...phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường....nên năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập bị ảnh hưởng, tình hình chăn nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, giá thành thấp nên nhân dân ít chú trọng đầu tư phát triển.

4.1.2.4. Văn hóa - y tế - giáo dục - An ninh quốc phòng

Toàn xã có 100% số hộ gia đình dùng nước giếng khoan, trên 85% số hộ có 3 tiêu chí về vệ sinh đạt chuẩn. Công tác vệ sinh môi trường (VSMT) ở địa phương đã cơ bản đi vào hoạt động có nề nếp. Làm tốt công tác phòng dịch, do vậy trong năm không có ổ dịch bùng phát. Đây là kết quả hoạt động tích cực của trạm y tế và Ban thú y về công tác phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công tác vệ sinh môi trường: Đã đi vào hoạt động thường xuyên có hiệu quả, hàng quý các thôn xóm chủ động phát động nhân dân thực hiện tổng vệ sinh trên địa bàn xóm vào các dịp lễ tết,....

Tuy nhiên công tác VSMT vẫn còn một số hạn chế như chất thải, rác thải ở một số khu vực có lúc còn chưa xử lý kịp thời. Hệ thống cống rãnh chưa được khơi thông thường xuyên, ảnh hưởng đến VSMT ở một số khu dân cư. Một số hộ dân chưa đề cao ý thức VSMT, đổ rác tùy tiện, chưa chấp hành tốt nộp phí VSMT theo quy định. Một số xóm còn thiếu sự chủ động, chưa tổ chức triển khai phát động nhân dân vệ sinh hàng tháng, hàng quý.

*Công tác giáo dục

Năm 2013, nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện”, “Học sinh tích cực”... Kết quả đạt được về quy mô chất lượng giáo dục có tiến bộ hơn những năm trước, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém dần được khắc phục.

Bảng 4.4. Tình hình công tác giáo dục

Các trường Số lớp

Mầm non 12

Tiểu học 20

Trung học cơ sở 16

(Nguồn: UBND Xã Nghi Thái. 2013)

Tuy nhiên công tác giáo dục còn một số tồn tại như: Tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn, số giáo viên dạy giỏi chưa nhiều, chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở các môn học.

*Công tác an ninh- quốc phòng

- Công tác An ninh: Công an xã là cơ quan tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác an ninh. Ban công an xã đã thực hiện tốt việc đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện công tác tuần tra xử lý vi phạm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn xảy ra trên tuyến đường của xã, làm tốt bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Trong năm 2013 Ban công an xã đã lập hồ sơ xử lý 59 vụ.

Tuy nhiên, Ban công an xã cần cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao hơn, xử lý kịp thời các tụ điểm ghi số đề, cờ bạc và các điểm hát karaoke và nhà hàng ăn uống còn hoạt động quá giờ quy định.

- Công tác Quốc phòng: Ban chỉ huy quân sự xã là nòng cốt của Đảng và chính quyền địa phương, làm tốt công tác tham mưu với UBND để hoàn thành nhiệm vụ địa phương và các chỉ tiêu kế hoạch trên giao.

Số thanh niên nhập ngũ năm 2013 là 15, đạt 100% kế hoạch trên giao, đươc cấp trên đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác tuyển quân, đảm bảo đúng quy trình, công khai, dân chủ.

Bên cạnh các nhiệm vụ trên, Ban quân sự xã còn tổ chức rà soát kiểm kê vật tư phương tiện phòng chống lụt bão, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động của cấp trên. Hoàn thành tốt công tác phòng chống bão lũ năm 2013.

4.1.2.5. Đánh giá chung

* Tiềm năng, lợi thế

- Trong những năm qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, thương mại, dịch vụ, văn hóa thể thao đã được hình thành và phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp xúc, giao lưu buôn bán với các xã lân cận.

- Đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Do có sự quan tâm đầu tư cải tiến sản xuất và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao.

- Nguồn nhân lực dồi dào và đáp ứng nhu cầu lao động cho sản xuất nông nghiệp của xã.

* Khó khăn, thách thức

- Năm 2013, trong điều kiện còn nhiều khó khăn như thời tiết khắc nghiệt và giá cả thị trường không ổn định, thị trường tài chính tiền tệ không ổn định, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy – UBND, sự phối hợp của UBMTTQ và các đoàn thể, nhân dân địa phương đã phấn đấu đưa Kinh tế - Xã hội của địa phương đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Tình hình phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, do giá cả thị trường biến động, giá trị sản phẩm nông nghiệp xuống thấp. Việc triển khai các dự án vào địa phương còn chậm, công tác thu nộp thuế và sản phẩm đạt tỷ lệ chưa cao, công tác Tài chính khai thác nguồn thu còn hạn hẹp. Vấn đề vệ sinh môi trường và tệ nạn xã hội cần phải được các cấp, các ngành đoàn thể quan tâm nhiều hơn nhằm xây dựng địa phương ngày càng ổn định và phát triển.

4.2. Tình tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Nghi Thái năm 2013

4.2.1. Khái quát về sản xuất nông nghiệp tại xã Nghi Thái

Nông nghiệp hay cụ thể là trồng lúa đang là nghề thu nhập chính của người dân xã Nghi Thái từ hơn chục năm nay. Theo ban thống kê xã Nghi Thái, diện tích trồng lúa năm 2013 ước đạt 452 ha cho cả 3 vụ.

Bảng 4.5. Tình hình nông nghiệp xã Nghi Thái (ha) Nông sản

Vụ Lúa Lạc Ngô Rau màu

Đông xuân 287 200 20 15

Hè thu 30

Mùa 135

Đông 20 15

(Nguồn: Ban khuyến nông xã Nghi Thái. 2013)

Việc làm nông đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho hộ dân. Có thể nói

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ NGHI THÁI, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 -76 )

×