Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 25 - 27)

Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động vào chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nhân tố khách quan có thể là: các áp lực về quyền lực, chính trị, sự yếu kém trong chính sách, năng lực quản lý và thẩm định, môi trường luật pháp của Nhà nước… gây ra những bất thường về dự án, do đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.2.1.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dư án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động mang tính chính xác và khoa học. Vì thế, công tác này yêu cầu phải được tiến hành theo những phương pháp cụ thể, việc áp dụng các phương pháp thẩm định một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được cho phí và hạn chế rủi ro.

a.Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh là việc so sánh giữa các chỉ tiêu có trong dự án với các quy định về kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành cũng như các thông tin mà người cán bộ đã thẩm định là đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao. Quá trình xem xét, đánh giá này lại được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu được phân tích với nhau

-Thứ nhất, so sánh với các dự án cũ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn. Dựa trên các chỉ tiêu mà các dự án tương tự đã hoàn thành, Công ty tài chính tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến chúng, từ đó xây dựng các chỉ tiêu cho dự án mới. Việc nghiên cứu các dự án tương tự đã hoàn thành giúp Công ty tài chính thấy được những tác động bất ngờ vào dự án, những ảnh hưởng trong dài hạn của dự án đối với phát triển kinh tế… từ đó

để xác định những định mức khoa học, so sánh dự án chuẩn bị tài trợ với định mức đó. Ngoài ra, Công ty tài chính cũng có thể tham khảo các dự án thực hiện tại các quốc gia khác, do các tổ chức tài chính khác tài trợ và thực hiện

-Thứ hai, so sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan quản lý quy định. Các chỉ tiêu như yêu cầu về đất đai, nguồn nước, môi trường, vật tư, nguồn lao động…đã được đúc kết qua nhiều năm và trở thành định mức do Nhà nước ban hành. Số liệu này có độ tin cậy cao và trở thành căn cứ để Công ty tài chính thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Trong thực tế áp dụng phương pháp này người ta thường so sánh các chỉ tiêu chủ yếu sau : các chỉ tiêu về vốn đầu tư: tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư; các chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả vốn đầu tư như: hệ só hiệu quả vốn đầu tư, NPV, IRR…; các loại định mức kinh tế kỹ thuật như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công…; tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng…; tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị, chất lượng sản phẩm của dự án. Trên cơ sở so sánh và phân tích sẽ đưa ra các kết luận về mức độ chính xác và hợp lý của các chỉ tiêu liên quan đến dự án.

Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện vì thế nên nó được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm:

-Khi lấy các dự án cũ làm cơ sở để so sánh, chúng ta giả định dự án cũ là định mức ( chuẩn). Điều này trên thực tế không phải khi nào cũng đúng

-Trong trường hợp dự án mới có nhiều đặc điểm đặc thù thì sẽ có quá nhiều sai lệch giữa các chỉ tiêu và việc so sánh trong trường hợp này sẽ hết sức khó khăn, thậm chí trở thành vô nghĩa

Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta có chọn cơ sở so sánh là định mức, các tiêu chuẩn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang được sử dụng

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w