Phân tích tình hình quản lý vốn của Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm (Trang 39 - 43)

III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA C.TY CP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT

1. Phân tích tình hình quản lý vốn của Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

nghệ FPT

Trong những năm qua nguồn vốn của công ty lien tục tăng lên, năm 2002 công ty trở thành công ty cổ phần hoá với vốn điều lệ là 20.000.000.000 VND thì năm 2005 công ty có vốn điều lệ là 362.084.900.000 VND (tăng vốn từ kết quả kinh doanh năm 2004) và năm 2006 công ty có vốn điều lệ là 608.102.300.000 VND (tăng vốn từ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược năm 2006). Điều này cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2005

1 Tài sản cố định / tổng tài sản % 9.82 8.96

Tài sản lưu động / tổng tài sản % 90.18 91.04

Biểu 2: Cơ cấu tài sản của Công ty

Ta thấy rằng trong 2 năm vừa qua cơ cấu vốn của công ty đương đối ổn định, trong tổng nguồn vốn năm 2005 vốn lưu động chiếm 91.04% còn vốn cố định chiếm 8.96% thì bước sang năm 2006 trong tổng nguồn vốn, vốn lưu động của công ty là chiếm 90.18%, vốn cố định chiếm 9.82% sự thay đổi này không đáng kể

Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn là 1 điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì rất cần vốn lưu động để mua bán, dự trữ hang hoá với một khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Để thấy rõ hơn về vấn đề quản lý vốn trong doanh nghiệp, chúng ta cần phan tích quá trình quản lý vốn cố định và vốn lưu động của Công ty

1.1 Quản lý vốn cố định:

Vốn cố định có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó là nền tảng cho mỗi doanh ngiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy quản lý vốn cố định là một nhiệm vụ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tài sản cố đinh khác nhau, phương pháp khấu hao khác nhau

1.1.1 Cơ cấu tài sản cố định

STT Nhóm TSCD 2006 2005

1 TSCD hữu hình 451,625 275,905

3 TSCD vô hình 25,682 8,144

Biểu 3: Cơ cấu tài sản cố định

Qua (biểu 3) rút ra một số nhận xét:

Trong cơ cấu tài sản cố định của công ty thì nguyên giá TSCĐ hữu hình chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2006 tangư hơn so với năm 2005. Đây là một sự nỗ lực lớn của doanh nghiệp , sự tangư mạnh về cơ sở vật chất mở rộng được quy mô, thị trường cho việc phục vụ tiêu thụ hang hóa của công ty được nhanh hơn

Bên cạnh đó các TSCĐ vô hình năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2005 Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty

1.1.2. Khấu hao TSCĐ:

Khấu hao tài sản cố định là sự tích luỹ về mặt giá trị để bù đắp hao mòn của chính tài sản cố định đó bằng cách chuyển dần giá trị tài sản cố định một cách có kế

hoạch theo mức qui định vào giá thành sản phẩm sản xuất trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Để tính khấu hao chính xác yêu cầu phải tính đúng tính đủ khấu hao để tạo ra nguồn thay thế và duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định. Việc khấu hao sẽ cho phép hình thành nên quĩ khấu hao để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ.

Đơn vị: 1000 đ 2006 2005 Tỉ lệ khấu hao 10 - 12% Tài sản cố định hữu hình 204,604 118.332 Tài sản cố định vô hình 9,743 8,144

Biểu 4: Khấu hao tài sản cố định 2006

Nhìn chung các bộ phận tài sản cố định qua các năm có sự biến động mạnh. Công ty cũng có sự đầu tư vào một số tài sản có giá trị lớn. Nguyên giá TSCĐ qua các năm đều tăng. Năm 2006 tăng 2004,604 so với năm 2005.

Như vậy với phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng và tỉ lệ khấu hao như hiện nay Công ty phải sử dụng TSCĐ trong thời gian dài mới khấu hao hết. Quỹ khấu hao thu được không có khả năng đổi mới công nghệ kịp thời, gây khó khăn cho Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

1.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

* Tình hình tài sản lưu động

Vốn lưu động của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm 2006 là 3.074.380. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn bằng tiền chiếm vị trí thứ 2 đầu kỳ là 415.058 đồng và cuối kỳ là 669.452 đồng

Hàng tồn kho cuối kỳ tăng 584.485 đồng so với đầu năm.

Sự tăng lên của các bộ phận hàng tồn kho, các khoản phải thu chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty cuối năm tăng hơn so với đầu năm. Với khoản tiền mặt chiếm vị trí thứ 2 trong cơ cấu tài sản lưu động lượng tiền này có khả năng đầu tư ngắn hạn

Đơn vị 1000 đ

TSLĐ Đầu kỳ Cuối kỳ

1- Tiền mặt 669.380 415.058

2 - Hàng tồn kho 584.485 384.296

3 - Các khoản phải thu + Phải thu của khách hang + Trả trước cho người bán + Các khoản thu khác 1.756.845 1.509.767 162.099 84.997 1.197.394 1.025.324 121.923 50.873 4-TSLĐ khác 63.598. 23.957 Tổng cộng 3.074.308 2.020.706

Biểu 5: Tài sản lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải xem xét các chỉ tiêu về vốn lưu động. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 1. Vay nợ ngắn hạn và nợ ngắn hạn 836.088 658.783 2. Phả trả người bán hàng 266.958 626.707

3. Người mua trả tiền trước 48.256 71.236

4. Thuế và các khoản phải trả

cho nhà nước 82.471

5. Phải trả cho công nhân

viên 67.208

6. Chi phí phải trả 67.426

Tổng 1.533.043 1.594.033

Biểu 6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động trong của công ty năm 2006 là 1.594.033 VND tăng hơn so với năm 2005, năm 2005 tổng vốn lưu động là 1.533.043. Trong đó vay nợ ngắn hạn và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2006 là 658.783 giảm hơn so với năm

2005, năm 2005 là 836.088. Các khoản khác trong năm 2006 đều tăng hơn so với năm 2005

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w