Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 132)

còn rất thấp. Ở các nƣớc đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không đƣợc học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì ít có điều kiện học hành nên những ngƣời phụ nữ này không đƣợc tiếp cận một cách có bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phƣơng thức tiên tiến, những kiến thức họ có đƣợc chủ yếu là do học từ họ hàng và bạn bè hay học kinh nghiệm từ chồng mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm đƣợc truyền đạt kiểu này thƣờng ít khi làm thay đổi đƣợc mô hình, cách thức SX của họ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: BBĐ giới tồn tại ở hầu hết các

nƣớc đang phát triển. Điều đó trƣớc hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp, tức là rất ít phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong công việc đƣợc trả lƣơng cao. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến XH coi thƣờng phụ nữ đã đƣợc hình thành ở hầu hết các nƣớc đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì công việc họ làm vẫn không đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng. Gần nhƣ ở khắp nơi mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chƣa bằng một nửa của nam giới nông thôn. Có khi cùng làm một việc nhƣ nhau, nam giới đƣợc trả công nhiều hơn phụ nữ.

* Ở cấp độ toàn cầu

Phụ nữ thực hiện 67% số giờ làm việc.

Thu nhập của phụ nữ chiếm 10% thu nhập thế giới.

Phụ nữ mù chữ chiếm 2/3 tổng số ngƣời mù chữ trên thế giới.

Phụ nữ sở hữu chƣa đến 1% tổng tài sản thế giới. Phụ nữ đƣợc trả lƣơng thấp hơn nam giới [14].

* Vấn đề về quyền: Sự không tƣơng xứng về quyền giữa nam và nữ

diễn ra phổ biến, trong những quy định về pháp lý, luật và trong thực tiễn tại các cộng đồng và các HGĐ. Số liệu các nƣớc đã chứng minh rằng: Không ở đâu trong các vùng đang phát triển mà phụ nữ ngang bằng với nam giới về quyền quyết định ở quy mô gia đình, thừa kế và quản lý tài sản, phân bố lao động, tham gia các hoạt động tạo thu nhập hoặc tự do đi ra ngoài…Tuy nhiên có sự khác biệt về tình trạng quyền tƣơng đối của phụ nữ giữa các vùng. Nói chung phụ nữ ở Châu Âu và Trung Á có sự bình đẳng nhiều nhất. Phụ nữ Nam Á, vùng hạ Sahara châu phi và Trung Đông đƣợc hƣởng quyền bình đẳng ít nhất. Phụ nữ nhận đƣợc chỉ 1% tổng số vốn tín dụng dành cho nông nghiệp[35].

1.2.4.Vai trò và những đóng góp chủ yếu của phụ nữ Việt Nam trong

PTKTXH: Quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ đã đƣợc ghi trong Hiến pháp

Việt Nam năm 1946 và năm 1992 (đƣợc sử đổi và bổ sung năm 2001) một lần nữa khẳng định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính

trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động % năm 2007

Tỷ lệ nghề nghiệp lao động nữ Lao động nữ

Chung cả nƣớc 49,39

Các nhà lãnh đạo trong các cấp, các ngành 20,22

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực 47,20

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực 58,44

Nhân viên trong các lĩnh vực 45,45

Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự ANXH, bán hàng kỹ thuật 59,30

Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 42,64

Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan 35,98

Thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 14,76

Lao động giản đơn 53,64

(Nguồn: Báo cáo điều tra lao động – việc làm, ngày 1/8/2007, Tổng cục Thống kê )

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì tại Việt Nam có khoảng 72% phụ nữ tham gia lực lƣợng lao động và tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nƣớc khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có khoảng cách lƣơng về giới ngày càng tăng, ngƣợc với xu hƣớng giảm ở phần lớn các nƣớc khác trong giai đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007. Cụ thể, theo số liệu năm 2011 của Tổng cục Thống kê, thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giới 13%. Khảo sát lƣơng công nhân trong các doanh nghiệp cho thấy lƣơng của nữ công nhân chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam. Trong khi đó, khoảng cách thu nhập theo giới trung bình trên toàn cầu ở mức 17%.

Theo báo cáo Điều tra lao động xuất bản năm 2012 cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ thấp hơn nam giới ở tất cả các khu vực kinh tế Nhà nƣớc, ngoài Nhà nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngay cả trong các ngành nghề chủ yếu tuyển dụng phụ nữ nhƣ y tế, công việc xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn chịu mức lƣơng thấp hơn các đồng nghiệp nam. Trong khi đó, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động cho thấy, phụ nữ thƣờng chỉ làm những công việc thông thƣờng trong khi các vị trí quản lý thƣờng do nam giới đảm nhiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 1.5. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm năm 2010-2012

ĐVT: % Loại hình kinh tế 1/9/2010 1/7/2011 1/7/2012 Tổng số % Nữ Tổng số % Nữ Tổng số % Nữ Tổng số 100,0 48,7 100,0 48,4 100,0 48,2 Chủ cơ sở 4,8 32,6 3,4 31,4 2,9 30,7 Tự làm 44,6 51,1 43,3 48,6 43,9 48,8 Lao động gia đình 16,9 64,1 19,4 65,4 18,6 64,7 Làm công ăn lƣơng 33,4 40,1 33,8 40,2 34,6 40,0 Xã viên hợp tác xã 0,1 29,5 0,0 18,5 0,0 39,6

Thợ học việc 0,2 31,2 0,1 31,2 - -

(Nguồn: Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2012, Tổng cục Thống kê) [26]

Trong nhóm “Lao động gia đình” lao động nữ vẫn chiếm vai trò chủ đạo (65%), đây là nhóm lao động dễ bị mất việc làm và hầu nhƣ không đƣợc hƣởng một loại hình bảo hiểm xã hội nào.

Và trong lĩnh vực Tham chính thì có thể nói rằng, tỷ lệ phụ nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phƣơng là khá thấp, không đạt yêu cầu. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc, lao động nữ đã khẳng định vai trò của mình trong vai trò quản lý. Tuy nhiên so với nam giới tỷ lệ nữ quản lý vẫn thấp, điều này chủ yếu do trình độ học vấn của nữ vẫn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cao cùng với sự phát triển của XH.

Bảng 1.6. Phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp (%)

Các cấp Khoá 1999-2004 Khoá 2004-2011

Nữ Nam Nữ Nam

Tỉnh/thành phố 22,33 76,67 23,8 76,2

Quận/huyện 20,12 79,88 23,2 76,8

Xã/phƣờng 16,56 83,44 20,1 79,9

(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2011) [30]

Trong hơn 10 năm qua Việt Nam luôn có nữ Phó Chủ tịch nƣớc. Tỷ lệ lãnh đạo nữ ở cấp Trung Ƣơng đã tăng nhƣng chậm và ở mức thấp, dƣới 10%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 1.7: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%)

Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011 Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Chủ tịch 1,64 5,46 3,46 1,56 3,92 4,09 Phó chủ tịch 8,19 11,42 5,57 26,56 19,64 10,61

Bảng 1.8: Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính (%)

Các cấp Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011

Nữ Nam Nữ Nam

Tỉnh/thành phố 6,4 93,6 8,61 91,39

Quận/huyện 4,9 95,1 6,40 93,60

Xã/phƣờng 4,54 95,46 3,99 96,01

(Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ [9])

Phụ nữ tham gia vào chức Chủ tịch, phó chủ tịch, hay UBND các cấp đều chiếm tỷ lệ thấp và rất ít phụ nữ tham gia vào chức Chủ tịch của các cấp.

Mặc dù tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các tổ chức chính trị XH ở các cấp đã đƣợc thể hiện, nhƣng đối với lĩnh vực HĐSXKD thì tỷ lệ lao động nữ tham gia quản lý điều hành tập trung chủ yếu vào loại hình kinh tế tƣ nhân. Mà loại này thƣờng là các doanh nghiệp mang tính chất của gia đình, rơi vào những hộ có vốn, có khả năng phát triển SX.

Bảng 1.9. Tỷ lệ phụ nữ trong quản lý doanh nghiệp năm 2009

Nữ chủ doanh nghiệp Tỷ lệ %

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 26,21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài 17,56

Doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân 41,13

(Nguồn: Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2012, Tổng cục Thống kê, 2009)

Tập đoàn kiểm toán và tƣ vấn kinh tế hàng đầu thế giới Grant Thornton vừa công bố một khảo sát cho thấy, phụ nữ vẫn chỉ nắm giữ ít hơn ¼ các vị trí quản lý cấp cao trong các công ty tƣ nhân toàn cầu. Riêng Việt Nam xếp thứ 12 thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong bộ máy quản lý cấp cao (chiếm 28%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cƣơng vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống... chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai khoáng... có 20% ngƣời quản lý doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành.

Nhƣ vậy, lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đã đóng góp to lớn vào phúc lợi gia đình và XH. Họ kinh doanh, SX, làm ruộng, mang lại thu nhập bằng tiền mặt, chăm sóc con cái và làm các công việc nội trợ. Thực tế trong khi phụ nữ làm phần lớn việc nội trợ và chăm sóc ngƣời phụ thuộc (trẻ em và ngƣời già) với sự giúp đỡ ít ỏi của ngƣời nam giới thì sự đóng góp vào SX của họ cho gia đình gần bằng nam giới.

1.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn nói chung, phụ nữ dân tộc Tày nói riêng Tày nói riêng

1.3.1. Về chất lượng nguồn nhân lực

Số lƣợng và đặc biệt chất lƣợng nguồn nhân lực nữ nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong công việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH. Tuy chất lƣợng có tăng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của XH, có thể nói chất lƣợng nguồn nhân lực nữ (Tày) còn rất thấp[10],[13].

1.3.2. Về vấn đề sức khoẻ của phụ nữ

1.3.2.1 Về sức khoẻ thể chất

Qua kết quả khảo sát mức sống dân cƣ Việt Nam (2008) cho thấy tình trạng đau ốm theo giới tính nhƣ sau: 68% (nữ) và 64% (nam). Tình trạng đau ốm của phụ nữ cao hơn nam giới: sức khoẻ phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là sức khoẻ của phụ nữ ở các vùng nông thôn. So với phụ nữ ở đô thị, phụ nữ ở nông thôn có tỷ lệ đau ốm cao hơn: 69,2% và 63,7%. Tỷ lệ đau ốm của phụ nữ nông thôn chênh lệch theo các vùng dân cƣ, cao nhất là vùng Tây Nguyên (89,5%), Duyên Hải Miền Trung (78,6%) và thấp nhất là miền núi trung du (62,8%). Điều tra mức sống dân cƣ lần hai (2008) cho thấy: Tỷ lệ đau ốm của ngƣời dân khá cao, nông thôn cao hơn đô thị, phụ nữ đau ốm nhiều hơn nam giới (45% và 38%). Nếu xét theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động thì ở một vài nhóm tuổi đƣợc xem là “sung sức” hơn cả nhƣ 25-29; 30-34; 40-44 thì tỷ lệ đau ốm của phụ nữ vẫn cao hơn nam giới từ 10% đến 12% [30].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 1.10: Tỷ lệ ngƣời khám/chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo giới tính N¨m 2006 2008 2010 Chun g Tû lÖ ng - êi c ã ® iÒu trÞ né i tró Tû lÖ ng ƣờ i cã kh ¸m, ch÷a bÖnh ng o¹i tró Chun g Tû lÖ ng - êi c ã ® iÒu trÞ né i tró Tû lÖ ng - êi c ã k h¸m, ch÷a bÖnh ng o¹i tró Chun g Tû lÖ ng - êi c ã ® iÒu trÞ né i tró Tû lÖ ng -ê i cã kh ¸m, ch÷a bÖnh ng o¹i tró Cả nƣớc 18,9 5,7 14,2 34,3 7,1 30,9 35,2 6,3 32,6 Nam 17,2 5,4 12,7 30,7 6,4 27,5 31,6 5,6 29,1 N÷ 20,5 6,1 15,6 37,7 7,8 34,2 38,7 7,0 36,0

(Nguồn: Báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình qua các năm,Tổng cục thống kê) [27]

Sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hƣởng của một số yếu tố:

Lao động vất vả: Phụ nữ đảm nhận khối công việc gấp đôi nam giới.

Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nông thôn thƣờng lao động vất vả trong thời gian mang thai và họ vẫn lao động bình thƣờng không kiêng khem, thậm chí vẫn lao động nặng trong những tháng cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và ngƣời mẹ. Có đến hơn một nửa phụ nữ không nghỉ trƣớc khi sinh con, họ vẫn làm việc ngoài đồng cho đến khi sinh nở, kể cả những công việc đƣợc coi là vất vả của nhà nông nhƣ làm đất, có đến 67,6% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời “làm đất

khi mang thai đến khi đẻ”, 80% trả lời “gánh nặng từ khi mang thai đến khi sinh nở”, trong đó có 75% trả lời “gánh nặng” khi thai nhi 1-3 tháng. Tính

trung bình, một phụ nữ mỗi ngày làm việc từ 12 đến 16 giờ và chỉ có 3 giờ dành cho việc ăn uống và các sinh hoạt cá nhân khác. Tổng thời gian nghỉ ngơi tỷ lệ nghịch với tổng thời gian dành cho SX. Điều này cho thấy, gánh nặng của công việc nội trợ và các hoạt động SX đã ảnh hƣởng không tốt tới sức khoẻ của ngƣời phụ nữ.

Môi trường ô nhiễm: Môi trƣờng ô nhiễm càng nhiều thì phụ nữ bị ảnh

hƣởng càng cao vì thời gian họ lao động hàng ngày trên ruộng đồng nhiều hơn nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các hoá chất. Nghiên cứu 2008-2009

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

cho thấy: Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, có nhiều hồ, ao tù với những lùm cây xum xuê bao bọc xung quanh. Đây là nguồn nƣớc chủ yếu của ngƣời dân ở nông thôn (tắm, giặt giũ, rửa ráy), đồng thời cũng là nơi tạo điều kiện cho muỗi, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng: ở Việt Nam các bệnh truyền nhiễm: sốt rét, tiêu chảy, cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết… đều giống nhau ở chỗ có liên quan đến nƣớc “muỗi sinh sôi

nảy nở ở nơi có nước tù như trong ao, hồ và những bể nước không được đậy cẩn thận; còn thương hàn, tiêu chảy và viêm gan vi rút lại có liên quan đến việc nước bị nhiễm bẩn do sử lý và do phóng uế không đúng quy cách”. Theo

các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ công cộng thì “phụ nữ và trẻ em đặc

biệt dễ bị mắc những bệnh có liên quan đến nước không sạch”[12].

Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: Hiện nay, ở nông thôn, việc lấy chồng

sớm có xu hƣớng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao ruộng dài hạn (15 đến 20 năm). Tảo hôn dẫn đến hệ quả là bên cạnh việc chƣa đƣợc chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con… là sự thiếu hiểu biết về dân số - kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 132)