Khi nói tới hình thù người ta thường hay liên tưởng đến khái niệm hình trừu tượng. Trong đó bao gồm hình học, hình thị giác, hình tâm lý.
Từ các hình cơ bản đó mỗi nghành lại có sự nhìn nhận và phát triển theo hướng riêng. Vậy đối với mỹ thuật hình là hình gì? Hình có liên quan đến nét? Hiện nay có rất nhiều chất liệu mới cũng như giải pháp tạo nên sự phong phú và đa dạng về hình thể.
Các nghệ nhân dân gian đã sử dụng hình dạng và đường nét như các yếu tố biểu đạt chính cho tranh dân gian. Sự sắp xếp các hình thể hay quan hệ giữa các hình thể đó tạo nên khoảng cách. Các khoảng cách đó gợi lên không gian cho bức tranh.
Xem tranh “Lá mít đánh vật” tranh Đông Hồ, các nghệ nhân không tuân theo luật thấu thị song cách diễn đạt không gian cũng rất thú vị. Đôi khi chỉ bằng đường nét và vị trí của các hình thể đã tạo không gian cho bức tranh. Các nghệ nhân dân gian thường sử dụng không gian ước lệ như một thói quen đặc trưng cho nghệ thuật dân gian truyền thống.
Lá mít đánh vật
Lấy tranh “ Cấy thẳng hàng” của họa sỹ Phùng Phẩm. Vị trí của các hình thể được đặt theo tương quan với đường chân trời, hình ảnh người phụ nữ áo hoa được xem như điểm gần nhất của bức tranh và người phụ nữ kia được đặt ở vị trí trồi lên. Ngoài sự sắp đặt vị trí cho các nhân vật, tác giả đã quan tâm tới kích cỡ của hình thể. Nhân vật ở vị trí gần to hơn so với nhân vật ở vị trí xa hơn tạo ra các tuyến không gian.
Ngoài ra hình dạng trong tranh còn được sử lý bằng các giải pháp khác của luật xa gần như. Màu sắc, chi tiết sắc bén và giảm đi… Những hình thể gần có sắc độ đậm và giảm dần khi xa mặt tranh
Xem tranh “Làm bánh chưng cho hội làng” tranh khắc gỗ của Nguyễn Đức Hòa. Tác giả đặt các nhân vật gối chồng lên một phần của nhân vật kia. Sự gối chồng lên nhau của các nhân vật tự phân tuyến không gian và chiều sâu cho tác phẩm.
Như vậy hình với các phương pháp xử lý về hình dạng như: Vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén, giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả nét trong tác phẩm.
Trong thực tế mỹ thuật là một khu vực sáng tạo tinh thần không có giới hạn không có khái niệm chiều sâu, chuyên môn hóa như trong khoa học kỹ thuật. Nhưng mỹ thuật là nhu cầu không thể thiếu đối với con người ở mọi thời đại. Con người luôn hướng tới cái đẹp vì vậy mà mỹ thuật không ngừng đổi mới và phát triển, tạo ra nhiều thể loại và chất liệu khác, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. Song dù diễn tả chất liệu hay thể loại gì thì nó cũng không phải trừu tượng quá. Nó phải phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Hay nó phục vụ cho tâm lý thị giác.
Như Bi-ê-lin-xky ( người Nga các nhà văn nga bàn về văn hóa) nói: ”Nếu nghệ sỹ mô tả những con người trong công trình sáng tạo của mình thì trước tiên những nhân vật được mô tả phải là một con người chứ không phải là một bóng ma, phải có diện mạo, tính cách, nếp sống, những tập quán riêng tóm lại phải có những đặc điểm thuộc tính cách do đấy mà trong thực tế mỗi cá nhân này với bất cứ một cá nhân nào khác”.
Con người hay vật thể khi ở không gian tự nhiên hay xuất hiện trên mặt phẳng tranh đều có hình dạng riêng. Cũng là để phân biệt tôi không phải là anh, cái này khác với cái kia, cái này trên, dưới, trái hay phải…tuy
nhiên do nội dung nghiên cứu của đề tài nên tôi chỉ đề cập đến nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam.
Như vậy hình với các phương pháp sử lý về hình dạng như: vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén và giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả của nét trong tác phẩm.