Đoạn 2009 – 2011 (Tính bình quân cho 1 trang trại) ……………………………

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 71 - 95)

16. Bảng 3.15: Thu nhập hỗn hợp của các trang trại năm 2011 ……………………

đoạn 2009 – 2011 (Tính bình quân cho 1 trang trại) ……………………………

IC Tr. đồng 26,965 57,956 28,069 27,770 VA Tr. đồng 29,339 58,563 40,634 43,470 MI Tr. đồng 20,388 36,663 16,669 23,770 LĐ Công 1.538 1.510 2.059 1.763 Các chỉ tiêu tính toán I Hiệu quả 1 đồng chi phí

1 GO/IC Lần 2,008 3,095 2,448 2,56

2 VA/IC Lần 1,008 2,095 1,448 1,56

3 MI/IC Lần 0,756 1,311 0,594 0,86

II Hiệu quả trên 1ha canh tác

1 GO/ha Tr. đồng 4,38 7,08 3,18 4,73

2 VA/ha Tr. đồng 2,47 4,61 1,95 2,90

3 MI/ha Tr. đồng 1,96 2,04 1,40 1,73

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)

Tổng hợp qua phân tích cho thấy, trong các trang trại trồng trọt ở Văn Yên các trang trại cây lâu năm hiện đang là trang trại có hiệu quả hơn cả. Nhưng không phải trang trại nào cũng có thể thực hiện được loại hình kinh doanh này do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện đất đai, địa hình, điều kiện về vốn, trình độ của của chủ trang trại... Con số tính toán này

cũng chỉ phù hợp với thời điểm hiện tại nghiên cứu, trong vài ba năm tới khi các sản phẩm lâm nghiệp cho thu hoạch chắc chắn sẽ có sự thay đổi.

b. Hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi

Chăn nuôi là một hoạt động không thể thiếu được trong các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên. Những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi được quan tâm phát triển nên tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đã gia tăng đáng kể. Hiện nay ở Văn Yên có 2 loại trang trại chăn nuôi: chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi gia súc.Chăn nuôi đại gia súc gồm trâu, bò, ngựa v.v. Chăn nuôi gia súc gồm lợn, dê. Hoạt động chăn nuôi gia cầm hiện vẫn tồn tại trong các trang trại nhưng với quy mô nhỏ.

Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi năm 2011

STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính TTCNĐGS TTCNGS Bình quân GO Tr. đồng 119,808 563,013 341,410 IC Tr. đồng 57,913 287,253 172,583 VA Tr. đồng 61,895 275,760 168,827 MI Tr. đồng 34,145 176,060 105,102 LĐ Công 1.528 4.627 2.561 Các chỉ tiêu tính toán

I Hiệu quả 1 đồng chi phí

1 GO/IC Lần 2,069 1,96 2,03

2 VA/IC Lần 1,069 0,96 1,03

3 MI/IC Lần 0,59 0,613 0,60

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

- Hiệu quả 1 đồng chi phí: trang trại chăn nuôi đại gia súc có hiệu quả 1 đồng chi phí cao hơn trang trại chăn nuôi gia súc. Do các trang trại chăn nuôi gia súc cần số vốn lưu động thường xuyên nhiều hơn để chi cho các yêu cầu về con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh v.v

c. Hiệu quả kinh tế của các loại trang trại khác (trang trại nuôi thuỷ sản và kinh doanh tổng hợp)

Phát triển KT TT theo hướng kinh doanh tổng hợp là một hướng đi phù hợp với các chủ trang trại là nông dân, khả năng về vốn hạn chế trong điều kiện sản xuất ở vùng trung du và miền núi trong giai đoạn đầu mới lập nghiệp. Với phương châm đa dạng hoá nguồn thu nhập, "lấy ngắn nuôi dài"

để tích tụ vốn.

Bảng 3. 20: Hiệu quả kinh tế của trang trại nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh tổng hợp năm 2011

STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính TTNTS TTKDTH GO Tr. đồng 47,692 143,182 IC Tr. đồng 20,277 50,335 VA Tr. đồng 27,415 92,848 MI Tr. đồng 16,115 51,095 LĐ Công 1.601 2.197 Các chỉ tiêu tính toán I Hiệu 1 đồng chi phí 1 GO/IC Lần 2,352 2,84 2 VA/IC Lần 1,352 1,84 3 MI/IC Lần 0,795 1,015

II Hiệu quả trên 1ha canh tác

1 GO/ha Tr. đồng 13,63 8,68

2 VA/ha Tr. đồng 7,83 5,63

3 MI/ha Tr. đồng 5,62 4,44

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)

Là một huyện miền núi nên địa phương không có thế mạnh về hoạt động nuôi trồng thuỷ sản như những vùng ven biển, vài năm gần đây một số các đầm, hồ trong huyện đã được cho nhân dân đấu thầu để phát triển kinh tế

gia đình. Hoạt động chủ yếu của các chủ là cá nước ngọt kết hợp chăn nuôi và các hoạt động khác cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân trong vùng và các địa phương lân cận. Tuy nhiên khả năng nhân rộng mô hình này là hạn chế bởi điều kiện tự nhiên của địa phương.

Số liệu cho thấy, trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao hơn trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Hiệu quả 1 đồng chi phí gấp 1,3 lần. Riêng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả trên 1 ha canh tác thì trang trại kinh doanh tổng hợp kém hơn. Bình quân 1 ha nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị tăng thêm là 7,83 triệu đồng, trong khi trang trại kinh doanh tổng hợp đạt 5,63 triệu đồng/ha.

3.3.2.3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các loại trang trại ở huyện Văn Yên

Từ các số liệu phân tích, để có thể rút ra những nhận định chung về hiệu quả kinh tế của các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên, tìm ra nhóm trang trại kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao chúng tôi tổng hợp qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng 1 đồng chi phí trong các trang trại

Hiệu quả 1 đồng chi phí: TTCLN có hiệu quả cao nhất, tiếp đến là TT kinh doanh tổng hợp. Kém HQ là các TT chăn nuôi gia súc, TT chăn nuôi đại gia súc, TT trồng cây hàng năm.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 TTCHN TTCLN TTLN TTCN§GS TTCNGS TTNTS TTKDTH VA/IC MI/IC

Biểu đồ 3.8: Hiệu quả trên 1 ha diện tích canh tác của các trang trại

Hiệu quả trên 1 ha diện tích canh tác (trừ các trang trại chăn nuôi):

trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả cao nhất, tiếp đến các trang trại kinh doanh tổng hợp và trang trại cây hàng năm. Trang trại lâm nghiệp có hiệu quả sử dụng đất đai thấp nhất, do quy mô diện tích đất đai rộng 10-20 ha/trang trại, thậm chí >20 ha, song thu nhập từ trang trại ít.

Nhận xét chung: Từ số liệu tính toán và phân tích trên cho thấy trong các loại hình trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên hiện nay trang trại cây lâu năm và trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả nhất, trang trại lâm nghiệp là trang trại kém hiệu quả nhất. Các trang trại cho thu nhập cao nhưng hiệu quả không phải là tốt nhất (trang trại chăn nuôi), mức độ rủi ro cao.

- Các trang trại cây hàng năm có thu nhập thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cao hơn các loại trang trại khác, loại này phù hợp với các chủ trại là nông dân, ít vốn

- Các trang trại lâm nghiệp có hiệu quả thấp hơn cả, do đây là loại hình kinh doanh đặc biệt có chu kỳ kinh doanh dài thời hạn thu hồi vốn lâu, thích hợp với các chủ trại có đất đai rộng chủ yếu là đất lâm nghiệp.

- Các trang trại chăn nuôi mặc dù cho thu nhập cao nhưng hiệu quả 1 2.47 4.38 1.96 4.61 7.08 2.04 1.95 3.18 1.4 7.83 13.63 5.62 5.63 8.68 4.44 0 2 4 6 8 10 12 14 TTCHN TTCLN TTLN TTNTS TTKDTH

đồng vốn không cao do phải đầu tư nhiều, loại hình này phù hợp với các chủ trại có điều kiện về vốn, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhạy bén với thị trường.

- Các trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả/ 1ha diện tích cao nhưng loại hình này không có khả năng nhân rộng.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ở địa phương phát triển KTTT theo hướng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hoá loại hình kinh doanh là một hướng đi đúng đắn cho phát triển KTTT phù hợp với điều kiện ít vốn và phần lớn là vốn tự có của gia đình.

Các nhận định trên là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên. Tuy nhiên, các nhận định này cũng chỉ có ý nghĩa tại thời điểm hiện nay, vài ba năm tới khi sản xuất kinh doanh của các trang trại đi vào ổn định và cho thu nhập chắc chắn hiệu quả kinh tế của các trang trại sẽ có sự thay đổi. Song cần phải nhận thấy rằng mỗi trang trại có thế mạnh và đặc điểm riêng không thể thay thế cho nhau, chúng cùng nhau tồn tại và phát triển tạo nên tính đa dạng phong phú của nền KT - XH. Do vậy, không thể áp đặt một cách duy ý chí nên thay thế hình thức kinh doanh này bằng một hình thức kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn.

3.3.2.4. Đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế của địa phương

Sản xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản của KTTT. Từ kinh tế hộ hộ nông dân tự cung tư cấp tiến lên sản xuất hàng hoá nhỏ, các hộ nông dân đã và đang chuẩn bị các điều kiện về đất đai, vốn, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm, công nghệ và thị trường để tiến lên sản xuất hàng hoá lớn - phát triển hình thức KTTT.

Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân 1 trang trại điều tra (2011) là 127,85 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi có quy mô cao nhất bằng gần 5 lần mức quy mô bình quân chung. Sản phẩm hàng hoá của các trang trại là nông sản, thực phẩm, thuỷ sản, hoa quả, v.v. rừng trồng đang trong thời gian

chăm sóc chưa cho thu hoạch nên lượng lâm sản hàng hoá ít . Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá đa dạng. Các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá lớn mà còn có tỷ suất hàng hoá chiếm rất cao, tính chung cho các trang trại là >80%, đây là điểm khác biệt rõ nét so với kinh tế hộ.

Bảng 3.21: Giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ở Văn Yên giai đoạn 2009 – 2011 (Tính bình quân cho 1 trang trại)

STT Hƣớng kinh doanh chính Năm 2009 (Tr.đ) Năm 2010 (Tr.đ) Năm 2011 Giá trị (Tr.đ) Tỷ suất HH (%)

1 Trang trại cây hàng năm 25,00 48,9 43,99 78,12

2 Trang trại cây lâu năm 53,75 67,27 72,20 83,45

3 Trang trại cây lâm nghiệp 53,18 60,00 56,00 81,57

4 Trang trại chăn nuôi đại gia súc 0 0 99,90 83,43

5 Trang trại chăn nuôi gia súc 40,00 114,00 491,16 87,24

6 Trang trại chăn nuôi gia cầm 47,25 75,00 0

7 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 26,70 55,00 40,34 84,58

8 Trang trại kinh doanh tổng hợp 0 0 118,40 82,69

Bình quân 44,72 52,52 127,85 83,01

- Hình thức tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là bán thô chưa qua chế biến, vì vậy giá rẻ thường bị tư thương ép giá do sản phẩm nông sản không để được lâu phải bán rẻ.

- Địa điểm bán sản phẩm của trang trại:

+ Sản phẩm nông sản: Phần lớn bán ngay tại nhà (nông sản, gia súc, gia cầm), tại vườn như hoa quả, lâm sản... Những sản phẩm này tư thương vào tận nơi để mua, giá bán là giá thoả thuận giữa người mua và bán nhưng thường rẻ hơn giá thị trường, một phần rất nhỏ được đem bán ở chợ địa phương.

+ Sản phẩm từ lâm nghiệp: Hiện nay chủ yếu bán cho các cơ sở sản xuất gỗ rừng trồng tại địa phương, nhưng các cơ sở này hầu như đến tận nơi mua nên thường ép giá. Do đa phần các chủ trang trại chưa có tiền đầu tư phương tiện để

vận chuyển đi nơi khác. nếu các trang trại có đầu tư thêm về phương tiện vận tải chuyển sản phẩm hoặc có hình thức vận tải tập trung, thuê vận tải cước phí phù hợp sẽ cải thiện lưu thông sản phẩm.

3.3.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Văn yên

KTTT đã khẳng định là một hướng đi đúng đắn, một triển vọng sáng sủa cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đời sống kinh tế của thời đại và của lịch sử.

Qua điều tra, khảo sát và phân tích thực trang phát triển KTTT và hiệu quả kinh tế của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, rút ra một số kết luận sau:

3.3.3.1. Những mặt đạt được

- KTTT ở Văn Yên mặc dù mới đang trong quá trình hình thành và phát triển, hiệu quả chưa cao song đã tỏ ra là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúng đắn để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá. Năm 2010, các trang trại làm ra giá trị sản lượng hàng hoá gần 5 tỷ đồng.

- KTTT là một nhân tố mới ở nông thôn, là bước phát triển mới, cao hơn kinh tế hộ hộ, gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, phát triển KTTT là con đường tất yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.

- Phần lớn các chủ trang trại là nông dân, đại bộ phận các chủ trang trại đều từ lực lượng các hộ nông dân làm ăn giỏi đi lên, biết tính toán làm ăn, biết quản lý. Đây là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển trang trại.

- KTTT đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những năm qua các trang trại nông

lâm nghiệp ở Văn Yên đã huy động lượng vốn khá lớn trong dân vào sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.

- Các trang trại điều tra đã thể hiện rõ nét của các loại hình chuyên môn hoá theo từng loại cây trồng vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này chiếm trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao.

- Phát triển KTTT đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt, đặc biệt là diện tích đất trống đồi núi trọc, diện tích đất hoang hoá, bỏ hoang trước đây vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm đáng kể cung cấp cho nền kinh tế, tăng nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

- Phát triển KTTT góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho một bộ phận lao động ở nông thôn, đã tận dụng được lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.

3.3.3.2. Những mặt cần khắc phục

Bên cạnh những mặt đã đạt được, để phát triển tốt hơn các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên cũng có những mặt cần khắc phục:

- Các chủ trang trại chưa thực sự chú ý đến việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, do vậy một số diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch nhưng chất lượng kém do giống không tốt hoặc năng suất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

- Phát triển kinh tế trang trại rất cần sự giúp đỡ của bộ phận khuyến nông, khuyến lâm trong việc hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến khoa học, kỹ thuật như lựa chọn cây trồng, vật nuôi, phương pháp phòng trừ sâu, dịch bệnh... Nhưng trong thực tế hoạt động của bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Trong quy hoạch tổng thể của huyện chưa có chiến lược về thị trường, đặc biệt là thị trường nông lâm sản. Trong vài ba năm tới, khi cây lâm

nghiệp cho thu hoạch với diện tích khá lớn hàng trăm ha, bán ở đâu? bán cho ai? Thị trường cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm nông sản, cây ăn quả, chăn nuôi như thế nào? Vấn đề này chưa được đặt ra. Để phát triển KTTT đây lại là một vấn đề rất quan trọng do giá trị sản phẩm hàng hoá quy mô lớn, không thể chỉ tiêu thụ theo phương thức nhỏ, lẻ như hiện nay .

- Do thói quen của người nông dân nên việc ghi chép sổ sách ở phần lớn các trang trại chưa được thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của trang trại. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh chưa đủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 71 - 95)