Yêu cầu về hình thức của phương pháp tiếp cận cá thể hóa 1 Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản vững chắc trong mỗi bài học cho học sinh dân tộc (Trang 29 - 34)

2.2.2.1 Đối với giáo viên

Về hình thức tổ chức dạy học, giáo viên nên sử dụng các hình thức theo nhóm, học cá nhân và phát huy vai trò của cán sự bộ môn. Bên cạnh đó thường xuyên cho các em học sinh làm bài kiểm tra cá nhân và phải phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn tiếng Việt để bồi dưỡng.

Thứ nhất, tổ chức cho học sinh học nhóm, học cá nhân. Trong dạy học

ghép lớp có thể cho học sinh học bài, làm bài, trao đổi, thảo luận theo nhóm. Hình thức học bài theo nhóm có ưu thế là buộc học sinh phải tự làm việc hoặc cùng nhau làm việc, tạo cho các em tự tin, mạnh dạn. Hơn thế, trong dạy học ở lớp ghép việc tổ chức cho học sinh học nhóm, học cá nhân là một yêu cầu tât yếu, không thể thiếu. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập.

Trong dạy học ghép lớp, giảng dạy theo nhóm nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học tập hướng tới học sinh, khuyến khích sự độc

lập tự chủ, mỗi học sinh có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, các thành viên trong lớp con cùng một trình độ biết được sự phụ thuộc lẫn nhau, cùng chung sức thực hiện một nội dung nào đó để trong một thời lượng nhất định khi giáo viên làm việc với lớp con khác xong thì nhiệm vụ được giao của lớp con này cũng vừa hoàn tất. Số lượng học sinh trong một nhóm ở lớp ghép phụ thuộc vào số lượng học sinh của lớp con có chung một trình độ học thức. Tùy theo hình thức ghép lớp mà số lượng này khác nhau, nếu trong lớp có 4 đến 5 học sinh thuộc lớp 6 còn lại là học sinh lớp 8 thì cho những em học sinh lớp 6 đó thuộc một nhóm, cùng nhau hoạt động trong giờ học thì giáo viên rất dễ tiếp cận với cá thể với nhóm học sinh này.

Yêu cầu đặt ra của giáo viên khi giao nhiệm vụ làm nhóm ở lớp ghép là sau khi giáo viên hướng dẫn nội dung bài học với lớp con này xong để quay sang hướng dẫn lớp con khác thì nhóm học sinh vừa mới được hướng dẫn xong sẽ cùng thực hiện một nhiệm vụ bài học, cùng giải quyết một bài tập như nhau. Khi làm bài nhóm yêu cầu mọi thành viên trong nhóm lớp con này phải thật sự hợp tác với nhau, bàn ghế được sắp xếp phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Và việc sắp xếp này cần được thực hiện nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

Thứ hai, tăng cường cho học sinh làm bài kiểm tra cá nhân có như thế

mới tiếp cận được từng cá thể học sinh, biết được học sinh nào nổi trội hơn để bồi dưỡng và học sinh nào mức độ học thấp mà kèm cặp nhiều hơn. Trong lớp ghép do học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau do đó việc kiểm tra miêng hay đàm thoại rất khó thi hành chỉ có thể chuyển hóa thành hình thức viết cá nhân mới kiểm soát được mức độ hiểu biết của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải biết phát huy vai trò của cán sự bộ môn. Trong mỗi lớp con nên phân công cho một người giữ vai rò cán sự bộ môn để việc nắm bắt tình hình học tập cũng như việc kiểm tra, đánh giá được cụ thể hơn. Mặt khác, trong dạy học lớp ghép thời gian dạy học giáo viên phải chia đôi cho từng lớp con vì vậy cử ra một cán sự bộ môn là một công việc rất cần thiết. Nhưng việc phát huy vai trò của người

cán sự đó còn quan trọng hơn. Người giữ vai trò cán sự bộ môn đó sẽ giúp giáo viên trong việc kiểm soát tình hình học tập của lớp, quản lý lớp cũng như nhắt nhở và động viên mỗi học sinh thuộc lớp con của mình.

Thứ ba, Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi

môn tiếng Việt và tổ chức bồi dưỡng cho các em. Để phát hiện những học sinh có năng lực tiếng Việt giáo viên cần phải có sự điều tra bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em [3; 72]. Trong lớp ghép để tìm hiểu và thử thách năng lực tiếng Việt của học sinh nên thì giáo viên nên đưa ra những bài tập từ ngữ, ngữ pháp cho các em làm, đưa ra những tác phẩm văn thơ cho các em đọc. Giáo viên cần xác định các em đã giải bài tập ra sao, các em đã tiếp nhận tác phẩm như thế nào. Một phương pháp rất hữu hiệu trong việc phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt ở lớp ghép là: giả sử trong một lớp ghép có hình thức ghép lớp 2 đến 3 đội tuổi như ghép lớp 6 với lớp 9. Để phát hiện khả năng ngôn ngữ cũng như năng lực trình độ của các em học sinh thì giáo viên cho các em lớp 6 các bài học và nhiệm vụ bài tập của các em lớp 9. Nếu em nào hiểu và làm được các yêu cầu của kiến thức lớp trên, đồng thời nổi trội hơn những học sinh còn lại thì giáo viên nên chú ý, nếu em đó thực sự giỏi hơn về trình độ của lớp trên thì đó là học sinh mà giáo viên cần bồi dưỡng. [1; 56]

Đối với dạy học lớp ghép ở vùng dân tộc thiểu số cần tập trung thời lượng học tập, dạy tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày. Lý do của việc tăng cường tiết học và buổi học trong tuần là vì trong buổi học chính tính ra mỗi lớp con chỉ còn một nữa số thời gian học. Việc tăng cường buổi học mục đích nhằm giải quyết thêm nhiệm vụ bài tập. Với các buổi học tăng cường như thế hoặc các em sẽ được làm việc theo nhóm, hoặc các em sẽ có cơ hội giải các bài tập thuộc vùng kiến thức của lớp trên trong khả năng nhất định. Ngoài ra, trong các giờ học tăng cường thì việc tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tăng thêm buổi học giúp khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa,

các lớp, giữa các trường; hơn nữa đó cũng là dịp để sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh hướng dẫn học sinh tập nói, bài hát hỗ trợ học tiếng Việt.

Thứ tư, tăng cường hoạt động ngoại khóa môn tiếng Việt. Hoạt động

ngoại khóa là hình thức học tập tiếng Việt ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hình thức học tâp sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt. Tham gia hoạt động ngoại khóa về tiếng Việt, học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Các cuộc thi về tiếng Việt giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... và ứng dụng linh hoạt với tốc độ nhanh [4; 63]. Tham gia các cuộc thi viết giúp học sinh có điều kiện rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ. Ở lớp thường việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về tiếng Việt là việc quan trọng thì ở các lớp ghép thuộc các trường miền núi việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về môn tiếng Việt càng không thể thiếu. Nó có các nhiệm vụ quan trọng như:

Góp phần phát triển bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và củng cố khắc sâu các tri thức tiếng Việt. Các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường thực hành tiếng Việt rất gần với cuộc sống thực. Nhất là các học sinh miền núi đòi hỏi việc giao tiếp là hàng đầu. Do đó các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng và rèn luyện, nâng cao các tri thức tiếng Việt được kiểm nghiệm trong thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó còn góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng hứng thú học tiếng Việt.

Hình thức hoạt động ngoại khóa tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Có thể là hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp học, trường học, có thể là hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường.

Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Việt ở lớp ghép đòi hỏi kỹ năng tổ chức của người giáo viên rất cao, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, hiểu được cá tính của từng cá nhân. Học sinh mạnh dạn, tự tin hay rụt rè, nhút nhát đều là những điều cần lưu ý khi tiến

hành tổ chức hoạt động ngoại khóa. Cần phải có sự phân chia các nhóm giữa học sinh lớp con này với học sinh lớp con khác để đạt sự cân đối về trình độ.

2.2.2.2 Đối với học sinh

Thứ nhất, học sinh học bài, làm bài, trao đổi, thảo luận… theo nhóm.

Hình thức học bài theo nhóm có ưu thế là buộc học sinh phải tự làm việc hoặc cùng nhau làm việc, tạo cho các em tự tin, mạnh dạn. Nhờ học theo nhóm, các lớp ghép mới có điều kiện tồn tại vì trong cùng một lúc giáo viên phải làm việc với nhiều nhóm học sinh có trình độ khác nhau.

Khi học theo nhóm, có thể bố trí lại bàn học quây vào nhau, các bàn học có thể kê theo bốn chiều của lớp học, lúc này giáo viên đứng giữa lớp học hoặc một phía của lớp để hướng dẫn, hoặc từng cặp hai bàn kê liền nhau để học sinh ngồi quay mặt vào nhau.

Thứ hai, trong dạy học lớp ghép do điều kiện về thời gian bên cạnh sự

hướng dẫn của giáo viên học sinh phải “làm việc với sách giáo khoa”.

“Làm việc với sách giáo khoa” rèn luyện cho học sinh năng lực nghiên cứu, năng lực tự học. Hoạt động này tận dụng sách giáo khoa đã có của học sinh, khuyến khích mỗi em có một bộ sách giáo khoa, khắc phục tình trạng thiếu kiến thức. “Làm việc với sách giáo khoa” trong lớp học ghép có nghã là khi giáo viên hướng dẫn cho lớp con khác thì lớp con này phải tự đọc sách, dàn ý kiến thức bài học, vạch ra những đều thắc mắc. Việc làm này rất khó đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng với việc vận dụng các biện pháp như học sinh tự dàn ý, tự đọc, phát hiện luận điểm, đưa ra thắc mắc sẽ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản, bên cạnh đó khi trở lại với sự hướng dãn của giáo viên thì học sinh có thể đối chiếu nội dung và cách trình bày kiến thức cho chuẩn xác.

Thứ ba, học sinh phải thường xuyên sử dụng sách bài tập và vở bài tập

tiếng Việt (ở THCS ít sử dụng hơn) trong quá trình học tập vì nó là phương tiện giúp học sinh đổi mới cách học theo tinh thần chủ động, tích cực, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới cách dạy. Giáo viên bớt thời gian thuyết giảng, tăng cường kiểm tra hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp

đỡ kịp thời với từng đối tượng cụ thể. Đây cũng là một cách để giáo viên tiếp cận cá thể hóa học sinh. Về phía học sinh khi tăng cường làm và giải các bài tập ở sách bài tập sẽ giúp cho học sinh kiểm soát được lượng kiến thức của mình, bài tập nào đã giải được tức kiến thức đó đã hiểu và chỉ cần gặp vài trường hợp bài tập như vậy là kiến thức đã ổn. Ngược lại nếu bài tập nào mà chưa giải quyết được tức đó là phần kiến thức mình còn hỏng, khi đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh sẽ hoàn thiện về mặt tri thức. Đặc biệt trong đặc điểm của dạy học lớp ghép việc tăng cường học tập ở sách và vở bài tập là một yêu cầu cần thiết và không thể thiếu. Học sinh bổ sung và kiểm soát lượng kiến thức của mình thông qua sách và vở bài tập khi giáo viên đang hướng dẫn lớp con khác. Để sử dụng sách và vở bài tập có hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải: Soạn và làm bài theo tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên sách và vở bài tập. Đây là một cách để học sinh tự học, tự nghiên cứu khi không có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi giáo viên đã hướng dẫn xong cho lớp con khác thì giáo viên có thể cho học sinh lớp con này trao đổi về kết quả và kịp thời uốn nắn những sai sót hay củng cố những kiến thức, luyện tập thêm những kĩ năng cần thiết. Sau mỗi bài tập, giáo viên có thể đánh giá kết quả bằng điểm số một vài học sinh làm tốt để động viên khuyến khích. Những mặt ưu điểm hay hạn chế của học sinh ở từng bài tập cũng cần được giáo viên nhận xét và củng cố ngay trên lớp (về kĩ năng đọc – viết). Giáo viên có thể thu về nhà chấm và cho điểm nhằm xem xét, theo dõi tình hình học tập của từng học sinh qua từng bài học hay nhiều bài học.

Một phần của tài liệu đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản vững chắc trong mỗi bài học cho học sinh dân tộc (Trang 29 - 34)