Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp mở rộng vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh hải phòng (Trang 66 - 70)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2.4.2. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

(Nguồn: số liệu tính toán tổng hợp qua các năm 2011-2013)

Toàn chi nhánh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Khối cá nhân 356,756 50,16 840,137 78,63 1,158,200 91,68 Khối doanh nghiệp 354,570 49,84 203,425 21,37 105,508 8,32 Tổng vốn TG 711,263 100 1068,461 100 1263,229 100

BẢNG 2.8: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG

Sơ đồ 2.4: cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng qua các năm 2011 - 2013

Quan sát bảng và biểu đồ ta thấy là:

+ Tỷ lệ tiền gửi dân cƣ vẫn là lớn nhất trong tổng vốn tiền gửi của ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng. Tiền gửi của cá nhân tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 356,756 triệu đồng (50,16%), đến năm 2012 tăng lên 840,137 triệu đồng (78,63%) và năm 2013 tiếp tục tăng lên 1,158,200 triệu đồng (91,68%) . Trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cƣ của NH thì lƣợng tiền gửi giao dịch thƣờng chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nƣớc ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cƣ thƣờng là TGTK. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, NH đã liên tục đƣa ra các chính sách gia tăng lãi suất TGTK và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dƣới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cƣ gửi tiền vào NH.

+ Trong khi đó thì tỷ trọng tiền gửi của khối doanh nghiệp lại có xu hƣớng giảm, năm 2012 giảm từ 49.84% xuống còn 21.37%, năm 2013 tiếp tục giảm còn 8.32% có sự suy giảm mạnh mẽ và liên tục này là do nền kinh tế những năm gần đây đang bất ổn, kinh tế khó khăn khiến cho hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất bị đình trệ và lâm vào phá sản. Điều này có thể giải thích đƣợc từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế nói chung: hoạt động SXKD đình trệ, thị trƣờng bất động sản đóng băng, thị trƣờng chứng khoán tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ…dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt SXKD của các doanh nghiệp và ngân hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp này và khả năng huy động vốn của ngân hàng đều giảm sút. Điều này đã khiến cho Ngân hàng mất đi một lƣợng lớn khách hàng tiềm năng khối Doanh nghiệp.

Nhìn chung, quy mô vốn tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ dân cƣ tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu vốn tiền gửi, tiền gửi dân cƣ luôn giữ tỷ trọng chủ yếu và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tƣợng khách hàng cá nhân là đối tƣợng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác nhƣ nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tƣ hiệu quả của đối tƣợng này. Trong khi đó, đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tƣ bên ngoài và tập trung vốn cho SXKD hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi, mục đích thƣờng xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp và các TCTD về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thƣờng có số lƣợng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi dân cƣ xét trên từng món tiền gửi thƣờng thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhƣng ngân hàng phải quản lý một lƣợng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lƣợng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng nhƣ gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp mở rộng vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh hải phòng (Trang 66 - 70)