0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRINH CHƯƠNG V ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 28 -32 )

Bên cạnh những kết quả, vẫn còn một số hạn chế như:

- Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiêp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm, quản lý Nhà nước đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế “xin-cho’ chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

- Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả, hiệu lực quản lý còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa

đạt yêu cầu mục tiêu đặt ra. Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng.

- Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt.

Những hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân:

Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.

Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể hành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn yếu.

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI LÀM SÁNG TỎ:

1.hãy cho biết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gi? - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.Hãy cho biết Ưu điểm và nhươc điểm của nền kinh tế thị trường Ưu điểm:

- Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu hàng hóa co hơn lượng cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên,mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất nào có cơ chế sản xuât hiệu quả

hơn.Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỉ suất lợi nhuận thấp khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp,cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

Nhươc điểm:

- Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nèn kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng.Đý chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể

dẫn tới việc phân bố nguồn lực không hiệu quả.Do một số nguyên nhân,giá cả co thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn lại khiến cho việc khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu.Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp lạm phát

3.kinh tế nhà nước là gi? Tại sao kinh tế nhà nước lại đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Kinh tế Nhà nước là gì?

Trước đây, khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (1991) nêu rõ: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Tai sao kinh tế nhà nứơc lai đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Tại vì nhà nước phải naứm lấy kinh tế,phải tác động mạnh mẽ vào các hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo tăng trưởng và phát triển ổn định .Mặc khác kinh tế nhà nước còn có chức năng điều tiết vĩ mô thông qua đó định hướng các thành phần phát triển theo quỹ đạo chung của chủ nghĩa xã hội,chức năng này không thể có ở các thành phần kinh tế khác 4.Tại sao phải thay đổi cơ chế quản lí quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Vì đối với nước ta, quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thực chất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (năm 1986) và ngày càng được hoàn thiện. Thực tế 20 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế theo mô hình

kinh tế thị trường định hướng XHCN đã chứng minh rằng, kinh tế thị trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả, từ đó quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là cả một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, vừa bám sát các quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 2001) khẳng định: "... thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa"(1).

Đại hội lần thứ X (năm 2006) Đảng tiếp tục khẳng định: "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRINH CHƯƠNG V ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 28 -32 )

×