g. Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
1.2. Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định
174/1999/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 64/2003/NĐ-CP), phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạt động về vàng có liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ như:
• Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu
• Sản xuất vàng miếng
Các hoạt động kinh doanh vàng khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoá khác. Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, hoạt động mua bán, sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức, cá nhân muốn tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư trên địa bàn và hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp.
Ngay cả hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng không hề có bất kỳ một quy định nào để điều phối và kiểm soát. Không có các quy định cụ thể để xác định: Thế nào được xem là vàng gia công chế tác; vàng trang sức, mỹ nghệ. Trong khi đó, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, khả năng lạm dụng để xuất khẩu vàng có chất lượng cao (ví dụ, từ 90% trở lên) dưới hình thức vàng trang sức mỹ nghệ nhưng với khối lượng lớn là rất dễ xẩy ra. Do vậy, Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế suất xuất khẩu vàng. Theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC, từ ngày 01/01/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lượng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu là 10% thay cho mức cũ là 0%.
Do phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi, lượng vàng và USD trôi nổi ngoài thị trường nhiều (các chuyên gia kinh tế gọi là tình trạng “vàng hóa”, “đô
la hóa”) nên ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ được số liệu thật là bao nhiêu.
1.3.Biến động của thị trường vàng
1.3.1.Tác động của thị trường vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ
Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010 thị trường vàng biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập. Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu đồng/lượng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nước tăng 46%. Sự biến động của thị trường vàng đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Bài toán vàng, lạm phát lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ.
Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến ? Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào trung tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1 $/oune, tăng 22% so với đầu năm. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm. Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng.
Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới. Tại Châu Âu, nợ xấu tại một số quốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư vàng…
Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp ứng đủ mức cầu. Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%.
Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt. Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009. Đồng thời, các nhà đầu tư và một số Ngân hang trung ương, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng.
Thứ hai: Tâm lý giữ vàng
Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam. Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Trước những đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng. Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá”. Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng).
Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng. Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm và sang năm 2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao. Do đó, việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng.
Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ
Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế. Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ Ngân hang Nhà nước. Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy
mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao.
Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao
Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD.
1.3.2.Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các ngân hàng thương mại
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tương đương với 45 tỷ USD. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng.
Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng như sau:
• Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính:
Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
•Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng:
Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát.
•Nguy cơ lạm phát:
Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát.
•Thâm hụt cán cân thương mại:
Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại.
• Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ:
Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phương tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8. Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và thị trường vàng đang bành trướng hiện nay.
Như vậy, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý thị trường vàng, vấn đề vàng hóa và đô la hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược và chính sách hợp lý.
Bảng 1: Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nước từ 2001 - 2010 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nghìn tấn 33.06 32.78 32.41 31.86 31.34 30.74 30.38 29.87 29.73 30.19 Tỷ USD 291.7 291.4 361.8 426.4 438.9 507.0 617.3 800.8 831.3 1,005. 4 % so với tổng dự trữ ngoại hối 11.5 10.8 11.4 10.8 9.2 9.6 9.7 9.9 9.8 9.9
Nguồn: World Gold Council-WGC
Bảng 2: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nước cuối năm 2010
Quốc gia Tổng lượng vàng (tấn) Tỷ lệ so với tổng dự trữ (%)
Mỹ 8.133,5 77,4
Một số nước Châu Âu
Đức 3.406,8 69,2
Ý 2.451,8 66,6
Eurozone ( bao gồm ECB) 10.797,9 59,7 Anh 310,3 17,6 Một số nước Bắc Á Trung Quốc 1.054,1 1,9 Hàn Quốc 14,4 0,2 Nhật 765,2 2,3
Một số nước Đông Nam Á
Thái Lan 84 2,1
Malaysia 36,4 1,2
Indonesia 73,1 3,9
Singapore 127,4 2,2
Nguồn: World Gold Council-WGC
2.Một số giải pháp và đề xuất đối với việc quản lý thị trường vàng