Phƣơng pháp và chủng loại thiết bị bảo vệ các đƣờng dây tải điện phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhƣ: đƣờng dây trên không hay dây cáp, chiều dài đƣờng dây, phƣơng thức nối đất của hệ thống, công suất truyền tải và tầm quan trọng của đƣờng dây, số mạch truyền tải và vị trí của đƣờng dây trong cấu hình hệ thống, cấp điện áp của đƣờng dây v.v…
Đƣờng dây cấp điện áp danh định từ 220 kV trở lên đƣợc gọi là đƣờng dây truyền tải và từ 110 kV trở xuống đƣợc gọi là đƣờng dây phân phối.
Những sự cố thƣờng gặp đối với đƣờng dây tải điện là ngắn mạch (nhiều pha hoặc một pha) chạm đất 1 pha (trong lƣới điện có trung điểm cách
82
điện hoặc nối qua cuộn Petersen), quá điện áp (khí quyển hoặc thao tác), đứt dây và quá tải. Để chống các dạng ngắn mạch trong lƣới hạ áp thƣờng ngƣời ta dùng cầu chảy hoặc aptomat (khí cụ tự động cắt mạch điện khi có dòng điện quá tải hoặc ngắn mạch chạy qua, đóng trở lại bằng tay sau khi đã khắc phục sự cố).
Để bảo vệ các đƣờng dây trung áp chống ngắn mạch, ngƣời ta dùng các loại bảo vệ:
- Quá dòng điện cắt nhanh hoặc có thời gian (với đặc tính độc lập hoặc phụ thuộc);
- Quá dòng điện có hƣớng;
- So lệch dùng cáp thứ cấp chuyên dùng; - Khoảng cách.
Đối với các đƣờng dây cao áp và siêu cao áp, ngƣời ta thƣờng dùng các loại bảo vệ: So lệch dòng điện; khoảng cách; so sánh tín hiệu; so sánh pha; so sánh hƣớng (công suất hoặc dòng điện). [Trích tr 121 – 1]
83
KẾT LUẬN
Sau 3 tháng làm tốt nghiệp, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hoàng Xuân Bình và các thầy cô giáo trong khoa cùng bạn bè cộng với sự nỗ lực bản thân đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu tổng quan về trạm phát điện – Đi sâu đo lƣờng và bảo vệ”.
Quá trình thực hiện đồ án đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học và hiểu thêm về nhiều thực tế. Trong đề tài này em đã giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản sau:
1. Tổng quan về trạm phát điện
2. Biến đổi tín hiệu và các khí cụ điện của trạm phát điện 3. Tự động hóa đo lƣờng và bảo vệ trạm phát điện
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đề tài không có nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Mặt khác việc thu thập tài liệu còn nhiều khó khăn trở ngại và những điều kiện khách quan khác cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô giáo trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp sẽ giúp đỡ em, đóng góp những ý kiến để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] VS.GS Trần Đình Long – Bảo vệ các hệ thống điện – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2000
[2] GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn, TS Nguyễn Tiến Ban – Trạm phát và lƣới điện tàu thủy – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2008
[3] TS. Nguyễn Hữu Công – Kỹ thuật đo lƣờng – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 2005
[4] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu – Máy điện II – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2006
[5] Phạm Văn Chới, Bùi Tiễn Hữu, Nguyễn Tiến Tôn – Khí cụ điện – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2006
[6] Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thành, Hoàng Sỹ Hồng – Giáo trình đo lƣờng điện và cảm biến đo lƣờng – Nhà xuất bản giáo dục – 2005
[7] Ks Bùi Thanh Sơn – Bài giảng Trạm phát điện – Đại học Hàng Hải Việt Nam – 2013