I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN&PTNT HUYỆN NGA SƠN
1. Nguồn vốn huy động tại địa phương
1.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn:
Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Qua số liệu 3 năm 2010,2011,2012 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Nga Sơn đã đạt được kết quả khá nổi bật. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước :
BẢNG 2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NHNN&PTNT HUYỆN NGA SƠN
Đ/vị : Triệu đồng
Năm Tổng dư nợ NHNN NH nghèo
2010 49.060 34.110 14.950
2011 70.265 52.665 17.600
2012 91.834 71.034 20.800
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2010-2011-2012)
Năm 2012 tổng dư nợ tăng so với năm 2011 về số tuyệt đối là 21.569 triệu đồng , tức là tăng 30,7% và thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh là 8,4%, toàn ngành là 2,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ của tất cả các TCTD trên địa bàn là 15,5%.
52.665 triệu đồng năm 2011 lên 71.034 triệu đồng về số tuyệt đối tăng tăng 18.369 triệu đồng, tức là tăng 34,87%. Dư nợ cho vay hộ nghèo tăng từ 17.600 triệu đồng năm 2011 lên 20.800 triệu đồng năm 2012 về số tuyệt đối tăng 3.2 tỷ tức là tăng 18,18%.
Năm 2012 là năm có mức độ tăng trưởng dư nợ cao, đưa dư nợ bình quân/1 cán bộ từ 1.899 triệu đồng năm 2011 lên 2.482 triệu đồng năm 2012, tăng hơn so so với dư nợ bình quân của toàn tỉnh là 12 triệu đồng . Tuy nhiên với mức dư nợ bình quân/1 cán bộ của NHNN&PTNT huyện Nga Sơn mới chỉ bằng 59,09% bình quân đầu người toàn hệ thống( BQ đầu người toàn hệ thống: 4.200 triệu đồng ).
- Cơ cấu cho vay :
Có nhiều cách phân loại cơ cấu cho vay, với mỗi cách phân loại có thể đánh giá thực trạng tình hình cho vay của Ngân hàng.