CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Một phần của tài liệu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước asean và vận dụng tại việt nam (Trang 60 - 94)

6 39.50 8 40.57 4 41.58 6 42.52 7 43.33 9 44.17 4 44.91 6 45.728 Kinh tế nhà nước 3.501 3.576 3.751 4.035 4.108 4.039 3.949 3.985 4.073 4.079 Kinh tế ngoài nhà nước 33.73 5 33.69 9 35.31 8 35.76 3 36.52 6 37.35 5 38.05 7 38.62 8 39.16 8 39.860 Khu vực FDI 374 401 440 776 953 1.133 1.333 1.561 1.674 1.788 Nguồn: Tổng hợp từ GSO

- Đóng góp tương đối tốt cho ngân sách nhà nước

Từ năm 1990 cho đến năm 2005, tính trong giai đoạn 5 năm, đóng góp của FDI cho ngân sách đã tăng đáng kể từ 0,29 tỷ USD (1990 – 1995) tới 1,49 tỷ USD (1996-2001) và 3,6 tỷ USD (2001 – 2005). So sánh với các khu vực kinh tế khác trong 3 năm 2006 đến 2008, đóng góp của ngân sách của Khu vực FDI đứng thứ hai chiếm gần 20%, trong khi đó khu vực nhà nước vẫn có đóng góp lớn nhất (gần 30%).

Theo số liệu tại bảng xếp hạng V1000 – Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2010 (1) tiếp tục cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khối các doanh nghiệp FDI. Chiếm tới 31,3% tổng số doanh nghiệp lọt vào bảng xếp hạng, Khối doanh nghiệp FDI trong V1000 đã đóng góp trên 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập, tương đương khoảng 23,52% tổng số thuế thu nhập đóng góp của 1000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam trong 3 năm 2007-2009.

Bảng 2.7: Đóng góp cho ngân sách của FDI so với các khu vực khác 2006 2007 2008 Nhà nước 31,87% 28,89% 29,80% Ngoài nhà nước 15,18% 17,89% 18,94% FDI 17,78% 18,02% 19,08% Nguồn: Tổng cục thống kê

- Góp phần tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài những công trình, nhà máy đã hoạt động trong nhiều năm qua, năm 2008 đã có 11 dự án FDI lớn nhất đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có một số dự án điển hình như: dự án của Tập doànd Formosa 7,8 tỷ USD, xây dựng khu công nghiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại KCN Vũng Áng, Hà Tĩnh; Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 tỷ USD, liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản xây dựng tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa; Dự án khu du lịch Hồ Tràm 4,2 tỷ USD, do Canada đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn 3,77 tỷ USD, liên doanh giữa Việt Nam và Thái Lan, xây dựng tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, Vũng Tàu; Khu đô thị Đại học Quốc tế 3,5 tỷ USD do Malaixia đầu tư, xây dựng tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh; Dự án thành lập Công ty Viễn Thông GTEL – mobile 1,8 tỷ USD, liên doanh giữa Nga và Tổng công ty viễn thông toàn cầu (2).

2.4.2. Nhược điểm

- Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư đặc biệt lớn từ các quốc gia có công nghệ tiên tiến hiện đại do đó chưa tiếp xúc và sự dụng được công nghệ nguồn.

Trong thời gian qua mặc dù lượng vốn FDI thu hút được ngày càng tăng lên, nhưng xét về đối tác đầu tư thì phần lớn các nhà đầu tư đến từ các quốc gia Châu Á, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á – chưa phải là những nước có trình độ công nghệ cao, trong khi đó các nước Châu Âu, Mỹ, G8 là các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nhất thì lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Các công ty đầu tư tại Việt Nam là công ty con, cháu của các công ty mẹ ở chính quốc. Trong 500 các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, số công ty đến Việt Nam chưa nhiều và

chủ yếu là chỉ dừng lại ở dạng văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý…. Do đó chúng ta chưa có điều kiện để tiếp xúc và sử dụng được công nghệ nguồn. Điều này có thể lý giải vì sao, gần một phần tư thế kỷ thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng trình độ kỹ thuật công nghệ Việt Nam vẫn bị tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.

- Mức độ lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp FDI vào các doanh nghiệp trong nước còn thấp.

Cho đến nay, công nghệ được sử dụng ở Việt Nam mới cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và sản phẩm cùng loại của khu vực kinh tế trong nước. Phần lớn là nhập từ Châu Á (69%) và Đông Nam Á (19%). Các nước Châu Âu chỉ chiếm 24%, Châu Mỹ (5%), các nước G8 (23,7%). Như vậy, Việt Nam có nguy cơ bị biến thành bãi rác thải các công nghệ lạc hậu của các nước phát triển.

Xét về phương diện chuyển giao công nghệ, giai đoạn 2004 -2009, hệ số Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – Total factor productivity) của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6. Hệ số TFP của các doanh nghiệp nhà nước cao nhất chứng tỏ, mặc dù hiệu quả của khu vực này chưa tương xứng với lượng vốn đầu tư, nhưng sự chuyển giao công nghệ là có thật. Trong khi đó khối FDI thì chỉ số này lại -17,6. Như thế nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng trởng chủ yếu nhờ vào nhân tố khác, ví dụ lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết.

Ngoài ra, khảo sát của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động như “một góc trời riêng”, toàn bộ các vấn đề kỹ thuật, công nghệ và khâu hạch toán của họ, người Việt Nam không được biết và hầu như “không liên quan gì”. Và do vậy, tác động của FDI đến ngành công nghiệp nội địa là rất nhỏ. Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa còn rất ít, chưa hình thành được các ngành công nghiệp hỗ trợ, liên kết sản xuất theo theo chuỗi cung ứng hàng hóa. Thông thường, công nghệ hỗ trợ có thể tạo ra 80 95% giá trị gia tăng cho sản phẩm, tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ở Việt

Nam phải nhập khẩu tới 70-80% lượng sản phẩm hỗ trợ. Do hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam là rất thấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó phát triển được quy mô và đầu tư chiều sâu nên gần đây đã xuất hiện xu hướng một số dự án FDI bắt đầu chuyển sản xuất sang các nước khác, hoặc đóng cửa, hoặc phải chuyển sang lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam

- Cơ cấu phân bổ vốn FDI cho các khu vực kinh tế chủ yếu chưa hợp lý

Tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vốn đã quá ít lại có xu hướng giảm dần. Trong 10 năm 1988 – 2008, cả nước thu hút 149.774 triệu USD vốn FDI, trong đó khu vực nông lâm thủy sản có 4.792,79 triệu USD, chiếm 3,2% tổng số vốn FDI còn hiệu lực đến nay. Trong khi đó sau 3 năm vào WTO, nguồn vốn FDI đăng ký mới lên đến 106.858 triệu USD, nhưng chỉ có hơn 2,1 tỷ USD đầu tư vào nông lâm thủy sản, chiếm 2,1% tổng số vốn FDI đăng ký (riêng năm 2008, tỷ lệ đó chỉ còn 0,4% là quá ít, quá mất cân đối).

Đây là hạn chế lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ trước đến nay nhưng lại biểu hiện rõ nhất trong 3 năm sau khi gia nhập WTO là điều đáng suy nghĩ. Khu vực nông nghiệp còn chiếm 70% dân số và lực lượng lao động. Năm 2009, sản phẩm nông nghiệp vẫn xuất khẩu trên 16 tỷ USD, sản xuất trên 40 triệu tấn lương thực, là cứu cánh của nền kinh tế, đi đầu trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, góp phần quan trọng giúp kinh tế nước ta sớm vượt qua khủng hoảng, đảm bảo an sinh xã hội. Khu vực này là thế mạnh của kinh tế Việt Nam, cũng là những ngành thiếu vốn nghiêm trọng, tiềm lực vốn của nông dân hạn chế, thu nhập thấp, lại thường xuyên bị tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh… Sau khi vào WTO, nông, lâm, thủy sản cũng là những ngành gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập trong quá trình thực hiện cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu, luật chống bán phá giá, giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản … theo lộ trình cam kết của WTO. Nguồn vốn FDI để đầu tư cần rất nhiều, nhưng ba năm qua chỉ có rất ít, lại giảm dần không chỉ là hạn chế mà còn là khuyết điểm trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cần được khắc phục.

khu vực chính của nền kinh tế Việt Nam

Đơn vị: triệu USD và %

Khu vực 2007 2008 2009 Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Công nghiệp và xây dựng 9.485,2 50,68 32.620,0 54,1 2.200 13,6 Dịch vụ 8.946,4 47,79 27.399,3 45,5 12.400 76,07 Nông lâm nghiệp

và thủy sản 286,7 1,53 252,1 0,4 1,7 9,7

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Niên giám Thống Kê 2007, 2008.

Trong công nghiệp, vốn FDI 3 năm sau khi gia nhập WTO vẫn tập trung quá lớn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên (năm 2007 chiếm 36,8% năm 2008 chiếm 59,5% trong tổng vốn FDI đầu tư cho công nghiệp, xây dựng) và có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, đầu tư cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lại ít và giảm dần (tương ứng, năm 2007chiếm 29,5%, năm 2008 còn 6,9%). Trong dịch vụ, vốn FDI tập trung quá lớn vào khách sạn và du lịch (năm 2007 chiếm 21,8%, năm 2009 tăng lên 33,3%) và bất động sản, xem nhẹ các loại dịch vụ khác: giáo dục, y tế, văn hóa, giao thông vận tải, là những lĩnh vực đang cần hiện đại hóa những thiếu vốn nghiêm trọng.

Về địa bàn, sau ba năm gia nhập WTO, vốn FDI đầu tư vào các vùng nghèo như Tây Nguyên, Tây Bắc vẫn còn quá ít. Năm 2008, toàn vùng Tây Bắc chỉ có 4 dự án với số vốn 10,3 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Lai Châu có 1 dự án với số vốn 1 triệu USD, tỉnh Sơn La có 3 dự án với số vốn đăng ký 19,1 triệu USD, tỉnh Hòa Bình có 7 dự án với 10,6 triệu USD. Tỉnh Điện Biên cả 3 năm không có dự án FDI nào được cấp phép. Năm 2009, toàn vùng Tây Bắc cũng không có dự án nào được đăng ký mới hoặc bổ sung vốn.

- Việc đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án chậm, kéo dài.

nhà cửa, hoa màu cây trái cho nhân dân chưa hợp lý, thường quá thấp so với giá thị trường. Khi thực hiện đền bù thì không có tính công khai minh bạch, không công bằng làm cho nhân dân bất bình, khiếu kiện nên giải tỏa rất khó khăn. Các hình thức về an sinh xã hội, hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề cho người nông thôn còn nhiều trở ngại, chưa đến nơi đến chốn, không phải mọi người đến nơi ở mới đều ổn định, có việc làm. Công tác vận động quần chúng chưa thấu tình đạt lý. Sự phối hợp của các đoàn thể, ban ngành chưa đồng bộ, thống nhất. Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương chưa sâu sát, thiếu kiên quyết.

- Luật pháp chính sách vẫn còn không ít hạn chế, chưa phù hợp

Trong thời gian dài tồn tại Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài nhưng vẫn có sự không thống nhất, ngay cả khi đã có Luật đầu tư chung thì các luật chuyên ngành có không ít điều quy định mâu thuẫn đối với Luật đầu tư. Một số luật của Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế chính sách chưa tạo ra sự hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế, chính sách giá cả đất đai, dịch vụ còn cao hơn các nước khu vực. Giá đất trong Khu công nghiệp bình quân 10 USD/m2/năm. Giá cho thuê văn phòng đắt đỏ hơn các nước. Tại Hà Nội, bình quân 42 USD/m2/tháng, TP Hồ Chí Minh 57 USD/m2/tháng, Đà Nẵng 18,3 USD/m2/tháng. Chi phí vận tải Container 40 feet từ cảng gần nhất đến cảng Yokohama Nhật Bản, Việt Nam cũng ở mức cao: Hà Nội 970 USD, TP Hồ Chí Minh 750 USD, Đà Nẵng 1.570 USD, trong khi đó, Kualalampua 480 USD, Xingapo 650 USD, Đài Bắc 500 USD, Mumbai 606 USD, Suoul 500 USD, Bắc Kinh 350 USD (3).

- Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà làm cho chi phí hành chính lớn, nản lòng các nhà đầu tư

Các thủ tục xét duyệt thẩm định, cấp phép đầu tư còn qua nhiều cửa, nhiều con dấu. Sau khi cấp giấy phép, các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng và các vấn đề liên quan đến địa phương rất phức tạp, riêng đất đai có 20 loại giấy tờ liên quan. Doanh nghiệp đi vào hoạt động, các thủ tục về khai báo, thuế, môi trường, bảo hiểm… tốn nhiều thời gian. Một doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất 131,8 ngày, mất 1050 giờ/năm tức là 130 ngày để đóng thuế. Có 68,48% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong kinh doanh. Doanh nghiệp đã lạc vào “ma trận” của thủ tục hành chính mà không có lối ra (4).

- Có tình trạng chuyển giá và trốn thuế của các doanh nghiệp FDI

Các công ty liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật, chính sách quản lý yếu kém để kiếm lợi, mua máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở chính quốc với giá đắt, bán sản phẩm với giá rẻ cho công ty mẹ. Công ty liên doanh báo cáo thua lỗ, nhiều lần như vậy tuyên bố phá sản. Phía Việt Nam cũng không thể cứu vãn được công ty nên phải bán lại, phía nước ngoài mua và chuyển từ công ty liên doanh thành công ty có 100% vốn nước ngoài. Đây là hình thức chuyển giá và trốn thuế một cách hợp pháp tại Việt Nam, trong khi đó các công ty nước ngoài thâu tóm công ty và hưởng lợi hoàn toàn.

Bằng chứng về vấn đề này là, từ năm 2000 trở về trước, hình thức liên doanh chiếm trên 70%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khoảng hơn 10%. Hiện nay ngược lại, liên doanh chiếm 22,2%, 100% vốn nước ngoài chiếm 74,4%. Theo cục thuế TP Hồ Chí Minh, hiện có hơn 1300 doanh nghiệp trong tổng số 2370 doạnh nghiệp có vốn FDI báo cáo tình hình tài chính 10 năm 1998 – 2008 về cục. Kết quả cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp có lãi, 68% doanh nghiệp thua lỗ. Đặc biệt có tới 90% doanh nghiệp dệt may báo cáo thua lỗ liên tục, nhưng thực tế họ không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi đó ngành dệt may có vốn đầu tư trong nước đều báo cáo có lãi.

- Một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện chiếm dụng vốn, đất đai

Thực tế cho thấy, có những dự án FDI vốn đăng ký rất lớn, nhất là lĩnh vực dịch vụ bất động sản, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào Việt Nam không nhiều, khoảng 20 – 30% làm ví dụ, số còn lại vay vốn của các ngân hàng Việt Nam hoặc huy động theo hình thức hợp đồng góp vốn. Một số dự án FDI chiếm giữ một diện tích khá lớn nhưng không triển khai hoạt động mà chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Có những dự án đã cấp giấy phép 2 -3 năm nhưng không hoạt động mà chờ giá đất lên rồi bán lại kiếm lời. Do vậy đã có một số dự án

bị các địa phương rút giấy phép đầu tư như dự án Bãi biển rồng ở Quảng Nam với số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD, diện tích 400 ha.UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra danh sách 4 dự án du lịch dịch vụ dọc bờ biển sẽ bị thu hồi giấy phép. Dự án khu

Một phần của tài liệu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước asean và vận dụng tại việt nam (Trang 60 - 94)